Đăng ký

DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH 15 CÂU ĐẦU VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC- VĂN 11

1,331 từ Dàn ý

DÀN Ý PHÂN TÍCH 15 CÂU ĐẦU VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC- NGỮ VĂN 11

      Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những văn bản quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 11. Văn bản này là lời ngợi ca của Nguyễn Đình Chiểu đến những tấm gương anh hùng áo vải đã đứng lên bảo vệ tổ quốc những năm 1861.  Dưới đây là phần phân tích 15 câu đầu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đây phần khắc họa rõ nét nhất hình ảnh vĩ đại ấy.

Soạn bài phân tích 15 câu đầu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- CungHocVui

Soạn bài phân tích 15 câu đầu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mở bài phân tích nghĩa sĩ cần giuộc 15 câu đầu

-      Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-      Giới thiệu 15 câu đầu

Xem thêm: 

Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài phân tích chi tiết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Thân bài phân tích 15 câu đầu trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

-      Phân tích câu mở đầu bài văn tế:

Mở đầu bài văn tế là là câu than “Hỡi ôi!” là tiếng khóc than vang lên giữa đất trời như lời tiếc thương cho linh hồn người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.

-      Phân tích câu thứ 2:

Tiếp theo, tác giả khái quát hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bây giờ, cũng là hoàn cảnh khiến cho bao vị anh hùng áo vải phải đau đớn ra đi qua câu thơ thứ 2

-      Câu thứ 3+4:

Ở hai câu tiêp theo là hình ảnh cuộc đời những người nông dân ấy được hiện lên qua các giai đoạn: Mười năm công vỡ ruộng/Một trận đánh tây

-      Câu thứ 5:

Dù những kiếp người cùng khổ ấy nhỏ nhoi, căm cụt làm ăn thế nhưng vẫn đói nghèo 

Dàn ý phân tích 15 câu đầu trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- CungHocVui

Phân tích 15 câu đầu trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

-      Câu thứ 6+7+8+9:

Nhà thơ đã nhấn mạnh đến bản chất của những người nông dân nghèo khổ, họ không hề biết tới việc quân việc lính hay chiến trận đao binh, họ chỉ cố gắng lo cho khỏi đói khổ, rách rưới.

-      Câu thứ 10+11:

Thế nhưng khi đứng trước nguy cơ  quê hương họ sắp rơi vào tay giặc Pháp, thì những người nông dân ấy lại tự nguyện đứng lên đánh giặc cứu nước.

-      Câu 12:

Họ “Phập phồng” chờ mong quan quân triều đình thế nhưng tất cả nhận lại chỉ là “tiếng phong hạc” kia lại làm các bậc quân nhân hoảng sợ.

-      Câu 13:

Những nỗi căm hờn đã đưa họ đến đỉnh điểm, những người nông dân áo vải trở thành những người lính đứng lên bảo vệ tổ quốc

-      Câu 14+15:

Hai câu thơ thể hiện một cách rất sống động và chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong giây phút công đồn.

Xem thêm:

Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Top 2 cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Kết bài phân tích 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

-      Cách sử dụng từ ngữ chắc chắn, mạnh mẽ, kết hợp giữa nhiều động từ, giới từ

-      “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với người nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập vững chắc của quê nhà. 

-      Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc chính là tấm gương về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc để cho các thế hệ đi sau.

     Trên đây là dàn ý phân tích 15 câu đầu văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất. Đừng bỏ qua bài phân tích chi tiết dựa trên dàn ý trên của CungHocVui tại đây. Hy vọng qua dàn ý và bài phân tích sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

shoppe