Soạn bài: Xin lập khoa luật (Siêu ngắn)
Xin lập khoa luật được Nguyễn Trường Tộ ghi trong bản điều trần Tế cấp bát điều (Tám việc cần làm gấp) dâng lên triều đình. Văn bản này bàn về sự cấp thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến “thì đó là quốc dân giết”): Vai trò của luật pháp đối với đời sống của đất nước.
Phần 2 (tiếp theo đến “chất phác?”): Điểm hạn chế của Nho giáo trong việc thực thi luật.
Phần 3 (đoạn còn lại): Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.
Câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Luật bao gồm các lĩnh vực: Kỉ vương, uy quyền, chính lệnh, tam cường ngũ thương và những việc hành chính của sáu bộ.
+ Giới thiệu việc thực thi luật ở các nước phương Tây:
-Những người nhận nhiệm vụ điều tra, xét xử không bị o ép bởi bất cứ thế lực nào.
-Họ chỉ có thăng trật chứ không bị biếm truất.
-Đến vua cũng không có quyền tự đoán phạt một người mà thiếu sự xem xét của những người này.
Câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Tác giả chủ trương: vua, quan và dân đều phải tôn trọng và thực thi pháp luật.
+ Chủ trương như vậy để tạo ra một xã hội bình đẳng, công bằng, nghiêm minh.
Câu 3 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống chưa có sự tôn trọng luật pháp.
Câu 4 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp:
+ Giữ đúng luật chính là đạo đức.
+ Luật pháp chính là cái đức lớn nhất, là chí công vô tư, hợp với đức trời, đạo người.
Câu 5 (trang 73 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương, tác giả đã sử dụng phép lập luận phản đề, chứng minh thực tế Nho gia đi ngược lại với chính lý thuyết sách vở họ đặt ra.
⇒ Tăng tính sắc bén, tính chiến đấu cho lời văn.
Qua văn bản ta thấy được ý nghĩa quan trọng của luật pháp đối với quốc gia, đồng thời thấy được tư tưởng tiến bộ vượt thời đại của Nguyễn Trường Tộ cùng những tâm tư, tình cảm, sự trăn trở của ông trước vận mệnh đất nước thể hiện qua ngòi bút nghệ thuật đặc sắc.