Đăng ký

Dàn ý nghị luận bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão chi tiết, đầy đủ

1,951 từ Nghị luận

Dàn ý nghị luận bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

     Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão khắc họa đậm nét vẻ đẹp cường tráng cũng như sức mạnh to lớn của những con người có lí tưởng cao cả đẹp đẽ, bên cạnh đó còn khẳng định quân và dân nhà Trần đều thể hiện được tinh thần yêu nước và khí thế không ai sánh bằng. Bài thơ mang đến một triết lý sống sâu sắc dành cho mọi thế hệ về ước mơ và hoài bão trong cuộc đời của mỗi con người. 

     Cùng CungHocVui tham khảo bài viết nghị luận bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão dưới đây để thấy rõ vẻ đẹp con người cũng như ý nghĩa của bài thơ truyền tải đến với người đọc. 

Dàn ý nghị luận bài thơ tỏ lòng- CungHocVui

Vẻ đẹp lí tưởng của con người qua bài thơ Tỏ lòng

Mở bài

-     Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão nổi tiếng là người tài giỏi, văn võ song toàn, là một danh tướng thời Trần được mọi người ngưỡng mộ. Ông không chỉ là một vị tướng dẹp loạn bảo vệ đất nước mà còn là một nhà thơ tài ba đã sáng tác nên bài thơ Tỏ lòng mang ý nghĩa sâu sắc. 

-     Giới thiệu về bài thơ Tỏ lòng: Sau khi quân và dân nhà Trần dẹp loạn được sự xâm lăng của quân Nguyên Mông mang lại bình yên cho đất nước, bài thơ Tỏ lòng đã được ra đời từ đó. Tỏ lòng thể hiện rõ nét vẻ đẹp của những con người tràn đầy khí thế và luôn sẵn sàng để ra trận bảo vệ đất nước. Bài thơ làm sống dậy một thời oanh liệt của quân dân nhà Trần với khí thế tràn đầy sự tự hào dành cho những con người lập chiến công cho đất nước. 

Xem thêm:

Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng 

Thân bài nghị luận bài thơ tỏ lòng 

Dàn ý nghị luận bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão- CungHocVui

Dàn ý nghị luận bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Vẻ đẹp của hình tượng con người và quân đội nhà Trần

-     Vẻ đẹp của hình tượng con người nhà Trần

    + Mở đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện tư thế hiên ngang, oai phong lẫm liệt của con người nhà Trần luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. “Hoành sóc” tức “cầm ngang ngọn giáo” cho thấy sự lẫy lừng thông qua vẻ đẹp con người nhà Trần. 

     + “Giang sơn” vốn chỉ sự mênh mông rộng lớn của non sông gấm vóc, núi non chẳng là gì so với sự to lớn của đất nước. 

     + “Kháp kỉ thu” - thời gian bền bỉ dài vô tận không biết đã trải qua bao nhiêu mùa thu cho sự đấu tranh của con người nhà Trần. 

     + Những con người thời Trần mang vẻ đẹp của anh hùng thời đại luôn trong một tâm thế hiên ngang và lẫy lừng. Họ là những con người tài năng, dám hy sinh sức mình để góp một phần cho Tổ quốc. Chỉ có tình yêu nước mãnh liệt thì mới dám chiến đấu vì đất nước qua bao năm tháng mà không biết mệt mỏi. 

-     Vẻ đẹp của hình tượng quân đội nhà Trần

     + “Tam quân” bao gồm tiền quân, trung quân và hậu quân. Sức mạnh quân đội vô cùng to lớn, họ đã đồng lòng cùng nhau tạo nên sức mạnh để chống lại quân xâm lược. 

     + “Tì hổ” mang ý nghĩa mạnh như hổ báo và quân dân nhà Trần đã được so sánh như vậy. Điều này chứng tỏ rằng họ mang một sức mạnh mà không điều gì có thể so sánh. 

     + “Khí thôn ngưu” cho thấy được rằng tầm vóc lớn lao mà quân đội nhà Trần có được. Họ có sức mạnh, họ có ý chí hào hùng và điều đó có thể lấn át cả sự rộng lớn của không gian núi non, sông biển của đất nước. Họ, những con người có sức trẻ và có ý chí hào hùng. 

     + Phạm Ngũ Lão đã sử dụng nghệ thuật phóng đại kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo để cho người đọc thấy được sự oai phong lẫm liệt của quân đội nhà Trần khi đồng lòng cùng nhau sẽ tạo nên sức mạnh có thể chống lại quân thù xâm lược. 

Xem thêm:

Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng

Nỗi lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão

-     Phạm Ngũ Lão cho thấy được nỗi sợ công danh, đó là nỗi sợ lớn của một đấng nam nhi từ khi sinh ra. Nỗi sợ ấy được thể hiện qua hai khía cạnh, lập công và lập danh. Lập công tức để lại chiến công và sự nghiệp, lập danh tức để lại danh tiếng cho đời. Đấng nam nhi phải thực hiện hai điều này thì mới coi như là hoàn thành món nợ của cuộc đời mình. 

-     “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”: Cảm giác xấu hổ cho rằng mình chưa bằng ai và không thể so sánh với ai. Chuyện Vũ Hầu, rằng Khổng Minh là một tấm gương lớn đã hoàn thành được việc lập công và lập danh. Ông đã trả món nợ được cho đời và cho chính mình nên cuối cùng khi ông mất đã để lại được tiếng vang cho đời. 

-     Phạm Ngũ Lão đã sử dụng nghệ thuật điển tích điển cố xuất hiện ở hai câu cuối qua cụm từ “thuyết Vũ Hầu” để cho người đọc thấy được những quan điểm về chí làm trai của ông cũng như khát vọng của bản thân mình.

Kết bài nghị luận bài thơ tỏ lòng 

-     Tóm lược lại về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tỏ lòng”.

-     Rút ra ý nghĩa bài học truyền tải cho bao thế hệ về ước mơ cũng như hoài bão sống trong cuộc đời mỗi người.

shoppe