Đăng ký

Phân tích bài thơ “Thuật hoài”của Phạm Ngũ Lão

1,132 từ

Phân tích bài thơ “Thuật hoài”của Phạm Ngũ Lão

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 và mất năm 1320. Ông là một danh tướng đời Trần, có tài quân sự đánh đâu thắng đó, có công lớn trong việc chống quân giặc Nguyên - Mông. Ông còn là một người yêu thích thơ văn, thơ của Phạm Ngũ Lão thể hiện nổi bật lòng yêu nước, ý thức đấu tranh để bảo vệ đất nước, chí khí của người trai thời loạn trong đời Trần, ba lần đánh tan giặc phương Bắc.

Có thể bài thơ Thuật hoài được Phạm Ngũ Lão viết sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của Trần Quốc Tuấn thắng lợi với chiến thắng Bạch Đằng ?
 
Hai câu thơ đầu thể hiện khí phách đấng man nhi thời loạn:
 
“Hoành sóc giang san cáp kỉ thu,
Tam quăn tì hố khí thôn Ngưu”
 
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh át sao Ngưu).
 
Hình ảnh “hoành sóc giang san” là một hình ảnh thật hùng tráng. Người chiến sĩ vung ngọn giáo để bảo vệ non sông đã trải qua mấy mùa thu rồi. Hình ảnh người chiến sĩ ở đây có tầm vóc của đất trời, khí thế hiên ngang, dũng mãnh lấn át cả sao Ngưu (“khí thôn Ngưu”).
 
Tóm lại, hai câu thơ đầu đã thể hiện nổi bật hình ảnh hiên ngang bất khuất, có tầm vóc thật lớn lao được sánh cùng với trời đất của người trai thời Trần.
 
Hai câu cuối bài thơ nói lên nợ công danh:
 
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
 
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).

Nhà thơ cho rằng nam nhi chưa trả xong nợ công danh thì thẹn khi nghe người đời nói về chuyện Vù Hầu. Cái “nợ công danh” ở đây chính là nợ nước, món nợ lớn đối với non sông, nhất là khi đất nước bị xâm lược, nhân dân sống trong đau đớn, tủi nhục. Cái “thẹn” của nhà thơ ở đây là biểu hiện cao độ ý thức, trách nhiệm của mình đối với non sông. Bởi vì Phạm Ngũ Lão là một danh tướng từng lập nên công nghiệp lớn, trả xong cái “nợ làm trai” nhưng vẫn chưa bằng lòng với chính mình, mà còn muốn cống hiến nhiều hơn nữa vì Phạm Ngũ Lão tự so sánh mình với Khổng Minh Gia Cát Lượng thì ông thấy sự nghiệp của mình chưa đáng là bao, còn thua xa Khổng Minh nên ông hổ thẹn.
 
Như vậy hai câu thơ sau thể hiện tâm sự và hoài bão lớn lao, đồng thời thể hiện ý thức, trách nhiệm cao của nhà thơ đối với non sông, đất nước.
 
Với lời thơ thật hào hùng, hình ảnh đầy gợi tả, với một trái tim nồng nàn yêu nước, cùng với ý chí quyết tâm báo vệ tổ quốc, Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Thuật hoài đã thể hiện nổi bật cái khí thế hiên ngang, bất khuất, đầy sức mạnh của người trai thời Trần và bộc lộ niềm tâm sự hoài bão lớn lao của mình.
 
Bài thơ đã góp phần làm nổi bật chủ nghĩa yêu nước sáng ngời “hào khí Đông A trong nền văn học cổ Việt Nam.

shoppe