Tổng hợp dàn ý phân tích bài thơ tỏ lòng chi tiết, hay nhất- văn 10
Tổng hợp dàn ý phân tích bài thơ tỏ lòng chi tiết nhất
Tỏ lòng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Phạm Ngũ Lão. Ông sáng tác bài thơ này khi ta vừa đánh thắng quân Nguyên - Mông như một lời ca tự hào về chiến thắng dân tộc. Bài thơ thể hiện hào khí của quân ta cùng lý tưởng sống cao đẹp của Phạm Ngũ Lão. Cùng tìm hiểu dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng để hiểu chi tiết hơn về tác phẩm nhé!
Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng chi tiết, hay nhất
Mở bài - Dàn ý phân tích bài thơ tỏ lòng chi tiết
- Giới thiệu tác giả: Phạm Ngũ Lão là tướng nhà Trần. Ông được mệnh danh là người văn võ toàn tài, tài kiệt hiếm có. Hai tác phẩm để đời của ông là Tỏ lòng và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
- Giới thiệu chung về bài thơ Tỏ lòng:
+ Bài thơ Đường luật khắc họa sâu sắc vẻ đẹp của quân ta- những người con có lý tưởng, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời làm sống lại khí thế hào hùng của thời đại. và thể hiện chí hướng lập công, sức tráng mạnh mẽ của người nam nhi.
Xem thêm:
Thân bài- Các luận điểm chính trong dàn ý phân tích bài thơ tỏ lòng
1. Hào khí bất khuất của dân tộc qua hình tượng nam nhi cùng sức mạnh quân đội nhà Trần
a. Khắc họa rõ nét hình tượng trang nam nhi (câu 1)
- Tư thế “múa giáo”:
+ Bản dịch nghĩa: “Cắp ngang ngọn giáo” => Toát lên sự kiên cường, to lớn, hiên ngang, tư thế sẵn sàng nghênh chiến của người lính.
+ Bản dịch: “múa giáo” => Khắc họa sự phô trương, không chỉ đơn thuần là sức mạnh nội lực bên trong giống nguyên tác.
- Hình ảnh “giang sơn” khắc họa cảnh vật không chỉ là sông núi mà còn là đất nước, tổ quốc.
- Thời gian tựa “kháp kỉ thu”, bao nhiêu thu qua là bấy nhiêu năm đến. Phản ánh sâu sắc sự khắc nghiệt của thời gian, từ đó làm nổi bật ý chí chiến đấu bền bỉ.
⇒ Thời gian, không gian đã góp phần nâng vị thế của những anh hùng vệ quốc lên tầm vũ trụ. Giữa đất trời thiên nhiên rộng lớn, bất chấp sự khắc nghiệt của thời gian, họ vẫn luôn hiên ngang, bền bỉ vì tổ quốc.
b. Sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần (Câu 2)
Phân tích Tỏ lòng để thấy sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần
- Hình ảnh “Tam quân” gồm tiền quân, trung quân, hậu quân gợi cảm giác đông đúc, có trật tự, mạnh mẽ
- Sức mạnh “tì hổ”, khí thôn ngưu”
+ Con người nhỏ nhoi được so sánh với hổ báo, tầm vóc bé nhỏ nhưng sức mạnh lại tựa loài mãnh thú hoang dã, làm tăng khí thế của quân đội nhà Trần.
+ “khí thôn ngưu”: chỉ người trẻ tuổi nhưng lại mang khí phách anh hùng.
→ Sử dụng tài tình các hình ảnh so sánh mang ý nghĩa phóng đại. Qua đó thể hiện sự ngợi ca cùng lòng tự hào về khí thế áp đảo của quân đội nhà Trần
Xem thêm:
Bài văn phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng hay nhất
Dàn ý phân tích hình tượng người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ Lòng
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp gợi, không tả
+ Biện pháp so sánh xen kẽ các hình ảnh ước lệ sử dụng tài tình: (Kháp kỉ thu, tì hổ,...)
2. Nỗi khổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão
Nỗi hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão thông qua bài Tỏ lòng
- “Nợ công danh”: Theo Nho giáo, “nợ công danh” là món nợ lớn của một đấng nam nhi từ khi lọt lòng đã phải mang theo bên mình. Thể hiện sự lập công và lập danh của một đời người. Đã là đấng nam nhi trên đời phải hoàn thành xong hai nhiệm vụ này coi như mới trả được nợ công danh.
-> Liên hệ với các vị tướng tài ba Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ- những người luôn có sự trăn trở với món nợ công danh ở đời.
- Thẹn: Là bởi nhận ra bản thân chưa bằng người khác, còn nhiều kém cỏi và còn nhiều nỗ lực. Thật là một cảm giác thua kém, buồn tủi.
- Vũ Hầu: Noi gương Khổng Minh về tinh thần tận tâm báo đáp, luôn hết lòng trả lại món nợ công danh, để lại bao sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm đến muôn đời cho hậu thế.
- Phạm Ngũ Lão - một vị tướng lĩnh tài ba luôn trăn trở cho việc nước, hết lòng vì nhân dân, ấy vậy mà ông vẫn luôn cảm thấy hổ thẹn.
→ Nỗi thẹn đầy cao cả và nhân văn của một một nhân cách vĩ đại với đời. Thể hiện sự khát khao cùng hoài bão hướng về phía trước cháy bỏng để thực hiện lí tưởng.
→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão như một ngọn lửa thổi bùng ý chí làm trai cho các nam tử thời nhà Trần và muôn đời sau: Sống phải có ước mơ, hoài bão, phải biết vượt qua muôn ngàn khó khăn, để vững bước và sống có nghĩa với đời.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ Lòng
Kết bài - Tổng kết dàn ý phân tích bài thơ tỏ lòng
- Khái quát lại nội dung đặc sắc và nghệ thuật tinh tế của bài thơ
- Liên hệ với những bài thơ về chủ đề yêu nước có cùng tư tưởng như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),
- Thông điệp sâu sắc và sống mãi với thời gian