Lập dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão hay
Lập dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão
Nhắc đến Phạm Ngũ Lão người ta nhớ ngay đến nhà thơ với ngòi bút hào hùng, đậm nét hào khí Đông A. Bài thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về chí nam nhi. Cùng lập dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng để nắm chắc ý chính của bài thơ và hiểu rõ hơn vẻ đẹp của chiến sĩ nhà Trần được Phạm Ngũ Lão phác họa lại bằng câu chữ.
Dàn ý phân tích bài Tỏ lòng
Phân tích đề
Trước khi tiến hành lập dàn ý và phân tích bài Tỏ lòng, chúng ta cần phân tích kỹ đề để nắm rõ yêu cầu đề.
- Vấn đề nghị luận: Với đề bài phân tích tác phẩm, cụ thể với bài thơ Tỏ Lòng, có hai vấn đề nghị luận chính cần làm rõ là làm rõ nội dung chính của đoạn thơ và chỉ ra đặc sắc nghệ thuật, giá trị của các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật.
- Phạm vi dẫn chứng: trích dẫn trong phạm vi các câu thơ có trong bài thơ Tỏ lòng.
Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng
Sau khi xác định được các vấn đề cần làm rõ trong bài văn, chúng ta lên dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng.
Xem thêm:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, yêu cầu đề
- Tác giả:
+ Phạm Ngũ Lão được mệnh danh là danh tướng nông dân, sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng, Hưng Yên, trong hoàn cảnh nhà Trần đang chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2.
+ Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, để lại những áng hùng văn cho nhân loại. Trong đó, Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương là hai tác phẩm tiêu biểu nhất cho ngòi bút văn học tất riêng của ông.
- Tác phẩm:
+ Bài thơ Tỏ lòng được sáng tác trong sự chiến thắng vẻ vang của quân nhà Trần trước quân Mông - Nguyên.
+ Chỉ với 4 câu, bài thơ khơi dậy hào khí Đông A hừng hực cháy, cũng là tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân dân nhà Trần. Qua đó, còn thể hiện những băn khoăn, trăn trở của Phạm Ngũ Lão về chí làm trai.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ Lòng
Thân bài:
* Phân tích cụ thể từng câu thơ, khổ thơ
Câu 1: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (Tạm dịch: “Múa giáo non sông trải mấy thu” => Vẻ đẹp của người lính nhà Trần
- So với bản nguyên văn chữ Hán, bản dịch Tiếng Việt không thể hiện được hết vẻ đẹp oai phong, kiêu hùng trong tư thế chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ đất nước của người lính nhà Trần.
- “Hoành sóc”: tư thế cầm ngang ngọn giáo, luôn luôn chủ động, sẵn sàng vững chãi. Cho thấy được dáng đứng mạnh mẽ, đầy quyết tâm. Bản dịch từ “múa giáo” tượng hình, hoa mỹ, phù hợp, hài hòa với nhịp điệu bản dịch hơn. tuy nhiên, lại làm cho hình tượng cầm vũ khí chiến đấu của người lính bị hình tượng hóa, phô trương, thể hiện ra bên ngoài chứ không thấy được vẻ đẹp ẩn chứa từ sâu bên trong.
- Không gian rộng lớn: “giang sơn”, núi rừng, cây cỏ, sông suối mà rộng hơn là Tổ Quốc -> không gian vũ trụ, kỳ vĩ, rợn ngợp, là hình tượng để tỏ chí nam nhi. (Một hình ảnh thường được sử dụng ở thời trước)
- Thời gian: “kháp kỉ thu” trải dài mấy năm, thời gian vô cùng lâu -> ý chí chiến đấu bền bỉ, không bao giờ mệt mỏi.
Xem thêm:
Bài văn phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng hay nhất
Dàn ý phân tích hình tượng người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ Lòng
=> Hình tượng người lính hiện lên vô cùng đẹp, mạnh mẽ, bất khuất và ý chí chiến đấu quật cường giữa không gian, thời gian.
Câu 2: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”. (Tạm dịch: “Khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời”) => Sức mạnh vô địch của quân nhà Trần
- “Tam quân”: quân đội nhà Trần gồm tiền quân, trung quân, hậu quân.
- Ẩn dụ so sánh nghệ thuật: “tì hổ”- như sức mạnh to lớn, nhanh nhẹn, dũng mãnh như hổ báo, “khí thôn Ngưu” - có thể hiểu khí thế của đội quân lấn át cả sao Ngưu hay khí thế nuốt trôi trâu.
=> Những hình tượng ước lệ, cùng biện pháp so sánh tăng cấp thể hiện rõ khí thế hào hùng ngút trời, vang vọng lời quyết tâm “sát thát” của đội quân nhà Trần, một tiềm lực vô cùng to lớn.
=> Như vậy, hai câu thơ đầu Phạm Ngũ Lão đã khắc họa sinh động, chân thực vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần với sức mạnh vô song và truyền tải khí thế chiến đấu hùng hồn. Qua đó còn cho thấy sự tự hào, lòng yêu nước sâu sắc của vị tướng toàn tài.
Danh tướng nông dân toàn tài Phạm Ngũ Lão chiêm nghiệm về chí làm trai
Câu 3, 4: “Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Dịch sang tiếng Việt “Công danh nam tử còn vương nợ
- Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
=> Nỗi hổ thẹn của tác giả vì chí làm trai, chí hướng lập công của nam tử thời bấy giờ.
- Nợ công danh: theo quan niệm Nho giáo, nợ công danh là trọng trách mà nam tử phải gánh. Công danh bao gồm cả việc lập công (lập được chiến công, sự nghiệp), lập danh.(để lại tiếng thơm cho đời).-> người làm trai phải trả được 2 món nợ này.
- “Thẹn”: xấu hổ, hổ thẹn, cảm thấy mình thua kém trước những chiến công của người khác.
- “Vũ Hầu”: điển cố về Khổng Minh, người dùng cả đời báo đáp chủ tướng, lập được nhiều chiến công hiển hách, để lại tiếng thơm muôn đời.
=> Theo tác giả, ai không trả hết món nợ công danh thì phải hổ thẹn trước thành công của người khác.
- Mặc dù Phạm Ngũ Lão là người tài giỏi, có nhiều chiến công, cống hiến, được người đời ca tụng nhưng vẫn hổ thẹn, suy tư về chí làm trai -> người khiêm tốn, có hoài bão lớn. => Đánh thức chí làm trai của nam tử thời Trần, phải có hoài bão, chí lớn và quyết tâm theo đuổi công danh, sự nghiệp.
=> Hai câu thơ sử dụng bút pháp gợi kết hợp bút pháp biểu cảm, điển cố “thuyết Vũ Hầu”.
* Nhận xét chung về đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích nhiều sức gợi;
- Biện pháp so sánh, ẩn dụ đặc sắc...
Kết bài: Tổng kết, đánh giá
- Khái quát nội dung chính, ý nghĩa bài thơ, đặc sắc nghệ thuật: Bằng bút pháp biểu cảm, sử dụng các hình tượng so sánh tượng hình, điển cố vừa phác họa vẻ đẹp của người chiến sỹ và sức mạnh của quân đội nhà Trần và suy tư, trăn trở của tác giả về nợ công danh và ý chí làm trai...
- Mở rộng vấn đề, nêu đánh giá cá nhân: Đây cũng là bài học cho giới trẻ thời bấy giờ, sống phải có ước mơ, hoài bão, quyết tâm theo đuổi, hoàn thành đam mê của mình.
“Văn thơ thao lược, muôn thuở ngợi hùng tài, lời răn khắc đá, biển sông ca vịnh/
Nguyên - Mông, Chiêm - Lào, một thời đều úy phục, triều Trần ghi công, sử Việt lưu danh.” Đây là hai câu thơ được đề ở phủ thờ Phạm Ngũ Lão, cho thấy lòng mến mộ, trân trọng của nhân dân đối với cống hiến to lớn của ông trong lịch sử xây dựng nước nhà và nền văn học Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết lập dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tài năng, phẩm chất, con người của vị danh tướng này!