Đăng ký

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão- văn 10

2,131 từ Dàn ý Nghị luận

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

     Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, qua đó thể hiện nỗi niềm của ông khi khao khát muốn được lập công lao. Cùng CungHocVui tham khảo dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng để hiểu hơn về nỗi lòng của ông, cũng như cảm nhận và tự hào về chí khí nam nhi.

Dàn ý cảm nhận bải thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão- CungHocVui

Dàn ý cảm nhận bải thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Mở bài

-      Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng ( Thuật Hoài).

-      Giới thiệu yêu cầu đề bài.

Thân bài dàn ý cảm nhận bài thơ tỏ lòng

Hoàn cảnh sáng tác

-      Bài thơ được sáng tác trong không khí sục sôi, hừng hực chiến đấu của quân dân thời Trần và chiến thắng quân Mông Nguyên lần hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, cổ vũ, khích lệ cùng với ngợi ca.

Xem thêm:

Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng 

Hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần

a. Hình tượng trang nam nhi thời Trần (Câu 1)

-      Hành động, tư thế hiên ngang: “Hoành sóc”

   + Bản dịch nghĩa dịch thành “Cắp ngang ngọn giáo”: Thể hiện tư thế hiên ngang, vững trải, sừng sững cùng tâm thế uy dũng, sẵn sàng chiến đấu.

   + Bản dịch thơ dịch thành “Múa giáo”: Thiên về hành động phô trương, biểu diễn, không lột tả hết tầm vóc vĩ đại của tư thế -> Không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ nguyên tác.

-      Không gian “Giang sơn” – Non sông: Rộng lớn, vĩ đại, chí trai nhà Trần tung hoành ngang dọc. Không chỉ đơn thuần là núi rừng mà còn là biên cương, đất nước.

-      Thời gian kì vĩ “Kháp kỷ thu” – Đã mấy thu: Thời gian kì vĩ, đăng đẳng, không đong đếm được, năm này qua năm khác -> Chỉ sự bền bỉ, kiên cường chiến đấu.

=> Hình tượng trang nam nhi thời Trần hiện lên trong tầm vóc vĩ đại, tư thế cắp ngang ngọn giáo chỉ sự sẵn chiến đấu, lập chiến công.

=> Hình ảnh giang sơn nâng tầm vóc người nam nhi sánh ngang tầm vóc non sông, gấm vóc, vũ trụ.

=> Người tráng sĩ ra đi không màng ngày trở lại, khí thế bất khuất, hiên ngang trường tồn theo năm tháng.

b. Hình tượng sức mạnh quân đội nhà Trần (Câu 2)

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão- CungHocVui

Cảm nhận về sức mạnh quân đội của nhà Trần

-      “Tam quân” (Ba quân): Tiền quân – Trung quân – Hậu quân -> Sự kết hợp giữa quân đội như đại diện cho cả dân tộc chung sức chiến đấu.

   + Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” ( hổ báo): Bộc lộ sự hùng dũng, khí thế hiên ngang, dũng mãnh của quân đội. Hổ báo được xem là mãnh thú chốn rừng xanh, biểu trưng cho sự dũng mãnh, là chúa rừng trị vị muôn loài.

   + “Khí thôn ngưu”: Khí thế hào hùng, mạnh mẽ, tuy tuổi đời trẻ nhưng khí phách anh hùng. Có thể hiểu theo hai cách:

(1): Khí thế ba quân hùng dũng, có thể nuốt trôi trâu.
(2): Hào khí ngút trời, làm mờ sao Ngưu.

=> Bằng các hình ảnh so sánh kết hợp nghệ thuật phóng đại, Phạm Ngũ Lão đã tái hiện lại những tráng sĩ thời Trần mang đậm hào khí Đông A. Lực lượng hào hùng, hiên ngang, hào khí ngút trời kết hợp với tầm vóc kiêu dũng đã đẩy tầm vóc của người tráng sĩ ngang với vũ trụ, non sông. Tinh thần “Sát thát” của tráng sĩ nhà Trần được tô đậm rõ nét.

=> Sự thành công của nghệ thuật làm hai câu thơ trở nên hào hùng, khí thế.

Xem thêm:

Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng

Dàn ý nghị luận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.

Dàn ý cảm nhận bải thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão- CungHocVui

Cảm nhận về nỗi hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bải thơ

-      Câu thơ mang sắc thái băn khoăn, trăng trở, giọng điệu sâu lắng, suy tư khác với khí thế hiên ngang của hai câu đầu.

- Nợ công danh: Món nợ mà bất kì trang nam nhi nào cũng phải gánh khi vừa sinh ra. Bao gồm lập công là để lại chiến công và lập danh là để lại công danh, tiếng thơm mãi đến những đời sau. Phải hoàn thành hai món nợ này, người làm trai mới xem là hoàn trả được nợ trần thế.

-      Phạm Ngũ Lão quan niệm thân trai chưa trả được nợ công danh phải “Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”

   + Thẹn: Cảm giác xấu hổ, thua kém khi bản thân chưa trả được món nợ lập công hay lập danh.

   + “Thuyết Vũ Hầu”: Tức Khổng Minh, là điển tích điển cố điển hình cho sự trung thành với chủ tướng đến hơi thở cuối cùng, bề tôi hết mình xả thân, trả món nợ công danh, mang lại tiếng thơm muôn đời ở hậu thế.

   + Phạm Ngũ Lão từ hàn vi đã là người tận tâm tận lực vì nước quên thân, hết mực phục vụ nhà Trần. Tuy được phong tới chức Nội Súy nhưng bản thân vẫn cảm thấy thẹn.

-> Nỗi thẹn thể hiện một nhân cách cao cả, một nhân cách lớn luôn hết mình vì việc nước. Khát khao ngày một tiến lên để thực hiện lý tưởng của người tráng sĩ. 

-> Đánh thức, kêu gọi các trang nam tử thời Trần hãy đứng lên, sẵn sàng chiến đấu lập công để bảo vệ từng tấc đất của gấm vóc, non sông.

Xem thêm:

Nghị luận bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão chi tiết, hay nhất

Nghệ thuật

-      Sử dụng thành công phép so sánh, biểu cảm kết hợp với việc sử dụng điển tích điển cố càng làm hào hùng thêm hào khí Đông A nơi các trang nam nhi thời Trần

Kết bài dàn ý cảm nhận bài thơ tỏ lòng

-      Khái quát lại vấn đề cần nghị luận.

-      Nêu bài học rút ra cho bản thân về tinh thần dân tộc cùng với niềm tự hào và lòng kính yêu cha ông.

 

shoppe