Đăng ký

Dàn ý phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng hay nhất

2,043 từ Phân tích Dàn ý

Dàn ý phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng hay nhất

     Tỏ lòng là một trong những bài thơ nổi tiếng của Phạm Ngũ Lão. Trong đó, hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng đã làm nổi bật phong cách cũng như tính cách của tác giả. Cùng phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng để hiểu rõ hơn về những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải.

 Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng- CungHocVui

Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng

Mở bài

  Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão

-    Giới thiệu về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, sơ lược về nội dung

-    Chép lại bài thơ

Xem thêm:

Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

Thân bài

Khí phách của vị tướng và quân đội

-    Mở đầu bài thơ bằng “hoành sóc” để chỉ tư thế cầm ngang ngọn giáo ngang tàng, oai phong của một tráng sĩ khi lâm trận, sẵn sàng chiến đấu.

                        “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”

                        “(Múa giáo non sông trải mấy thu)”

-    Người tướng quân đã chinh chiến triền miên, vượt qua biết bao gian khó để bảo vệ giang sơn đã mấy năm nay.

-    Tương tự như hình ảnh người tráng sĩ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm:

                        “Múa gươm rượu tiễn chưa tàn

                        Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”

 

 Phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng- CungHocVui

Hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng

-    Người tráng sĩ càng trở nên đẹp hơn khi đặt trong nền bừng bừng khí thế tiến công của một đội quân hùng dũng đến nỗi muốn át cả trời sao (ba quân khí mạnh...).

                        “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.”

                        “(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)”.

-    Tì theo truyền thuyết là loài thú lai giống cọp và beo. “Tam quân tì hổ” ý chỉ ba quân có sức mạnh không thể sánh nổi. “Khí thôn ngưu” ngụ ý khí thế chiến đấu của đội quân bừng bừng như lửa đốt.

-    Hình ảnh thơ ước lệ, hàu tráng, với những hình tượng kì vĩ, toát lên khí thế ngút trời của quân đội thời nhà Trần qua ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên.

-    Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã phác họa nên một bức tranh vô cùng hoành tráng về một thời oanh liệt với một giọng điệu hào hùng. Đó cũng chính là âm hưởng vang vọng của khí chất quân đội dưới thời nhà Trần.

Quan niệm về công danh và khát vọng của Phạm Ngũ Lão

 Dàn ý phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng- CungHocVui

Dàn ý phân tích chi tiết hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ tỏ lòng

                        “Nam nhi vị liễu công danh trái”

                        “(Công danh nam tử còn vương nợ)”

-    Công danh của người tráng sĩ là sự nghiệp và tiếng tăm. Theo quan niệm phong kiến, kẻ làm trai phải coi trọng công danh, có nghĩa là phải có sự nghiệp ích nước lợi dân (theo nghĩa chữ công) để lưu lại tiếng tăm thơm cho hậu thế (theo nghĩa chữ danh). Cho nên, công danh được xem như món nợ đối với đời người con trai:

                        “Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,

                        Không công danh thà nát với cỏ cây.”

                                                (Nguyễn Công Trứ)

-    Ý chí và khát vọng cao đẹp được thể hiện qua hai câu thơ: muốn được cống hiến và muốn làm tròn sứ mệnh của thân trai..

                        “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

                        “(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)”

-    Hoài bão của người con trai càng cao đẹp hơn với một nhân cách lớn lao: một con người “cắp ngang ngọn giáo”, xông pha ra giữa tiền tuyến chống giặc suốt mấy thu. Thế mà vẫn nghĩ mình vẫn chưa làm tròn trách nhiệm, còn nợ với đất nước; vẫn “thẹn” khi nghĩ công danh của mình vẫn chưa sánh bằng được với Vũ Hầu.

-    Gia Cát Vũ Hầu sống trong thời Tam Quốc, với tài năng thao lược, đã hỗ trợ Lưu Bị dựng nên nhà Thục Hán, công danh vào hàng bậc nhất thiên hạ. Phạm Ngũ Lão tự cảm thấy mình còn thua kém Gia Cát Lượng về công danh. Cũng có thể hiểu “thẹn” là một cách thể hiện khát vọng và hoài bão muốn lập công danh sánh ngang với Vũ Hầu.

-    Nguyễn Khuyến có lần cũng đã “thẹn” khi nghĩ rằng mình chưa có tài thơ văn và nhân cách cao như Đào Uyên Minh:

                        “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

                                                                (Thu vịnh)

-    Những cái “thẹn” ấy cao đẹp và đáng quý biết nhường nào! Đó là nỗi thẹn của một nhân cách lớn, nỗi thẹn ấy giúp cho con người ta biết cố gắng vươn tới lẽ sống cao cả hơn.

Xem thêm:

Bài văn phân tích hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng hay nhất

Kết bài

-    Bài thơ nói lên tấm lòng và ý chí của tác giả, đồng thời tiêu biểu cho tư tưởng và tình cảm của những người  ở cùng thế hệ với ông, thế hệ làm vang danh hào khí Đông A.

shoppe