Đăng ký

Phân tích bài thơ tỏ lòng

2,057 từ

    Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường. Ông không chỉ biết đên là một danh tướng thời Trần mà còn là một nhà thơ với nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại. Các bạn có thể tham khảo bài phân tích bài thơ tỏ lòng của Cunghocvui.com dưới đây

Phân tích bài thơ tỏ lòng

     Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường. Ông không chỉ biết đên là một danh tướng thời Trần mà còn là một nhà thơ với nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.

    Bằng lối viết trực tiếp, mở đầu hai câu thơ tác giả đã dựng những nét vẽ đầu tiên về chân dung người tráng sĩ Đông A:

 

Hoàng sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

(Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

Hình ảnh của con người nhà Trần hiện lên với vẻ đẹp hiên ngang, khí chất được miêu tả qua hai chữ đầu tiên "hoành sóc" với tư thế đầy oai hùng, kiên cường như khắc họa đậm nét những con người anh dũng lẫm liệt với ngọn giáo trong tay đi khắp giang sơn để bảo vệ quê hương, đất nước. Nó sừng sững như một bức tượng đài đầy hiên ngang giữa không gian rộng lớn của “ giang sơn” và dòng thời gian trôi chảy “ kháp kỉ thu”, người ấy mang vẻ đẹp của những đấng anh hùng từng trải, đã được tôi luyện mỗi ngày. Vận mệnh và sự bình yên của đất nước đang được đặt trên đầu ngọn giáo kia, đó là trọng trách lớn lao đặt lên vai người tráng sĩ, nhưng cũng chính ngọn giáo ấy là điểm tựa vững vàng che chắn cho cả dân tộc tồn tại. Câu thơ không có chủ ngữ mang ngụ ý của tác giả: đó không chỉ là một hình ảnh duy nhất của một con người duy nhất, mà là đại diện của biết bao con người thời đại, là không khí sôi sục của đất trời Đông A.

Vẻ đẹp oai hùng, kiên cường, đầy khí phách của danh tướng nhà Trần

Vẻ đẹp oai hùng, kiên cường, đầy khí phách của danh tướng nhà Trần

    Chưa từng có một thời đại nào trong lịch sử, hình ảnh con người trở nên hùng vĩ đến vậy, một khí thế hùng tráng, lúc nào cũng hừng hực: "Tam quân ti hổ khí thôn ngưu". Với cách nói ẩn dụ ước lệ kết hợp với phép phóng đại đã tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về khí thế dũng mãnh, kiên cường. Khí thế hiên ngang của quân đội ta xông pha ra trận phi thường đến mức có thể "nuốt trôi trâu". Ẩn sau cách nói cường điệu hóa, người đọc cảm nhận được lòng tự tôn, niềm tự hào dâ tộc của nhà thơ khi đưa tầm vóc của quân dân nhà Trần sánh ngang với vũ trụ bao la. Đó còn là tình yêu tổ quốc, dân tộc với khát vọng vươn lên để gìn giữ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Vẻ đẹp người tráng sĩ hiên ngang, hùng sảng là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, đây không chỉ là của một vị anh hùng cụ thể nào mà là vẻ đpẹ muôn thuở của cả một dân tộc anh hùng.

    Hai câu cuối, nhà thơ bộc lộ, thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi lúc bấy giờ

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết vũ hầu)

Với người quân tử trong xã hội phong kiến, đã sống trên đời phải được ghi công với núi sông, chí làm trai phải là phẩm chất không thể thiếu. Đó là tuyên ngôn chung, xu hướng chung, quan niệm chung của tất cả các bậc nam nhi có chí thời bấy giờ kể cả Nguyễn Công Trứ hay Phạm Ngũ Lão. và với Phạm Ngũ Lão, công danh vẫn là một thứ mà ông còn vương nợ vì thế mà khi nghe chuyện Vũ Hầu ông cảm thấy hổ thẹn với lòng.Tuy có những cái thẹn khiến người ta trở nên nhỏ bé, có những cái thẹn khiến người ta khinh thường nhưng cũng có nhwungx cái thẹn cho người ta thấy được tầm vóc cao lớn với ý chí quyết tâm mạnh mẽ và cái thẹn của danh tướng thời Trần là cái thẹn đó. Ông so sánh mình với Vũ Hầu để biết bản thân cần phải học hỏi, cần phải cố gắng hơn, đó là một tinh thần cầu tiến của nahf thơi đối với người tài giỏi. Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng tác giả thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình làm cho người khác không thể nhìn vào hoàn cảnh xuất thân mà chê trách ông điều gì. 

    Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế, dũng mãnh.

    Bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão xứng đáng là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, bài ca sẽ sống mãi theo năm tháng và luôn in hằn trong tâm trí bạn đọc

 

Mong rằng bài viết phân tích bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão sẽ giúp các bạn trong quá trình tìm hiểu tác phẩm!

shoppe