Đăng ký

Bài giảng Axit photphoric và Muối photphat

Bài giảng Axit photphoric và Muối photphat

Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về Bài 11 Axit photphoric và muối photphat!

I. Axit Photphoric

1. Cấu tạo phân tử

Cấu tạo phân tử H3PO4

Photpho có số oxi hóa là +5

2. Tính chất vật lí

  • Ở dạng tinh thể màu trắng trong suốt, nung tan chảy ở 42,50C42,50C. Có đặc tính háo nước và rất dễ bị chảy rữa Rất háo nước nên dễ chảy rữa, dễ dàng tan trong nước ở điều kiện thường.
  • Bề ngoài để phân biệt có dạng đặc và sánh, không có màu ở điều kiện thường và có nồng độ 85%.

3. Tính chất hóa học

- Tính axít

  • Trong nước H3PO4H3PO4 phân li theo 3 nấc:

H3PO4⇆⇆H++H2PO4

H2PO4⇆⇆H++HPO24

HPO24⇆⇆H++PO34

  • Dung dịch H3PO4 có tính chất chung của 1 axít và có độ mạnh TB: Nấc 1 > nấc 2 > nấc 3

- Tác dụng với bazơ

  • Tuỳ theo tỉ lệ chất tham gia phản ứng mà H3PO4 sinh ra muối axít hoặc muối trung hoà

H3PO4+NaOHNaH2PO4+H2O(1)

H3PO4+2NaOHNa2HPO4+2H2O(2)

H3PO4+3NaOHNa3PO4+3H2O(3)

  • a=nNaOHnH3PO4

Nếu a≤≤1NaH2PO4(1)

Nếu a=2Na2HPO4(2)

Nếu a≥≥3Na3PO4(3)

Nếu 1< a < 2 xảy ra (1) và  (2)

Nếu 2< a < 3 xảy ra (2) và  (3)

- Không có tính oxi hóa 

  • Mặc dù Photpho có số oxi hóa cao nhất +5 nhưng H3PO4 không có tính oxi hoá như HNO3 vì trong ion PO43- rất bền vững.
  • H3PO4 là axít 3 nấc có độ mạnh trung bình và không có tính oxi hoá.

II. Muối Photphat

1. Có tính tan

  • Thường thì không tan trong nước chỉ có muối photphat của các gốc kim loại Na, K mới dễ dàng tan trong trong nước ở điều kiện thường.
  • Các gốc muối của các kim loại khác đều ít tan và khó có thể tan trong nước ở điều kiện thường.

2. Cách phát hiện ion của muối photphat

  • Sử dụng thuốc thử là dung dịch AgNO3
  • Dấu hiệu nhận biết là tạo ra chất kết tủa có màu vàng.
  • Phản ứng xảy ra như sau: 3Ag++PO34Ag3PO4 (chất kết tảu có màu vàng)

Giải bài tập - Bài 11. Axit photphoric và muối photphat - Hóa lớp 11

III. Giải bài tập Hóa 11 axit Photphoric và muối Photphat

Bài 1: Cho dung dịch H3PO4 và chia chúng thành 3 phần bằng nhau và đem đi phản ứng: Cho 300ml dung dịch NaOH 1,5M cho đem đi thực hiện phản ứng trung hòa. Yêu cầu tìm m?

Hướng dẫn:

P1:nNaOH.13=nH3PO4=0,15mol

P2+P3:nH3PO4=0,3molnNaOH=1,5nH3PO4

⇒ Tạo muối: NaH2PO4: x mol và Na2HPO4: y mol

⇒ nNaOH =x+2y=0,45;x+y=0,3

⇒ x = y = 0,15 mol

⇒ Muối gồm 0,15 mol NaH2PO4 và 0,15 mol Na2HPO4

⇒ m = 39,3g.

Bài 2: Cho dung dịch H3PO4 để tham gia phản ứng, cho hoàn toàn chất tham gia thực hiện phản ứng hết với dung dịch NaOH có khối lượng là m gam, Phản ứng xảy ra tạo ra các chất thành phẩm bao gồm: dung dịch X trong đó có chứa 2,51m gam chất tan. Tìm chất tan sản phẩm X của phản ứng xảy ra?

Hướng dẫn:

Các phản ứng có thể xảy ra:

(1)3NaOH+H3PO4Na3PO4+3H2O

(2)2NaOH+H3PO4Na2HPO4+2H2O

(3)NaOH+H3PO4NaH2PO4+H2O

Ta thấy: nNaOH=nH2O=0,025m(mol)

Bảo toàn khối lượng: mH3PO4+mNaOH=mH3PO4+mNaOH=mct+mH2O

mH3PO4=1,61m(g)nH3PO4=0,016m(mol)

nNaOH:nH3PO4=0,025m:0,016m=1,52(1<1,52<2)

⇒ Xảy ra phản ứng (2) và (3):

Chất tan là Na2HPO4,NaH2PO4

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về lý thuyết và giải bài tập axit Photphoric và muối Photphat!