Bài 2 trang 55 SGK Giải tích 12
Đề bài
Cho \(a, b\) là những số thực dương. Viết các biểu thức dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ:
a) \(a^{\frac{1}{3}}\). \(\sqrt{a}\);
b) \(b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. \sqrt[6]{b}\);
c) \(a^{\frac{4}{3}}\) : \(\sqrt[3]{a}\);
d) \(\sqrt[3]{b}\) : \(b^{\frac{1}{6}}\) ;
Hướng dẫn giải
Sử dụng các công thức của hàm lũy thừa để tính: \(a^n.b^n=(ab)^n; \, \, a^m.a^n=a^{m+n}; (a^m)^n=a^{mn}; \, \, \frac{1}{a}=a^{-1};\\ \sqrt[n]{{{a^m}}} = {a^{\frac{m}{2}}};\;\;{a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}.\)
Lời giải chi tiết
a)\(a^{\frac{1}{3}}\). \(\sqrt{a} = a^{\frac{1}{3}}. a^{\frac{1}{2}}=a^{\frac{1}{3}+\frac{1}{2}} = a^{\frac{5}{6}}\).
b) \(b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. \sqrt[6]{b} = b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. b^{\frac{1}{6}}= b^{\frac{1}{2}+ \frac{1}{3}+ \frac{1}{6}}= b\) .
c) \(a^{\frac{4}{3}}\) : \(\sqrt[3]{a}= a^{\frac{4}{3}}: a^{\frac{1}{3}}=a^{\frac{4}{3}-\frac{1}{3}} = a.\)
d) \(\sqrt[3]{b}\) : \(b^{\frac{1}{6}} = b^{\frac{2}{6}} : b^{\frac{1}{6}} =b^{\frac{2}{6}-\frac{1}{6}}= b^{\frac{1}{6}}\).