Đăng ký

Bài 15 trang 51 SGK Toán 9 tập 1

Đề bài

a) Vẽ đồ thị của các hàm số \(y = 2x;\,\,\,y = 2x + 5;\,\,\,y =  - \dfrac{2}{3}x\)  và  \(y =  - \dfrac{2}{3}x + 5\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Bốn đường thẳng trên cắt nhau tạo thành tứ giác \(OABC\) (\(O\) là gốc tọa độ). Tứ giác \(OABC\) có phải là hình bình hành không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải

a) Cách vẽ đồ thị hàm số \(y=ax+b,\ (a \ne 0)\): Đồ thị hàm số \(y=ax+b \, \, (a\neq 0)\) là đường thẳng:

+) Cắt trục hoành tại điểm \(A(-\dfrac{b}{a}; \, 0).\) 

+) Cắt trục tung tại điểm \(B(0;b).\)

b) Đồ thị của hàm số \(y=ax+b,\ (a \ne 0)\) là một đường thẳng song song với đường thẳng \(y=ax\)  nếu \(b \ne 0\).

+) Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: tứ giác có hai cặp cạnh đối song song thì là hình bình hành.

Lời giải chi tiết

a) 

+) Hàm số  \(y = 2x\):

Cho \(x=1 \Rightarrow y=2.1=2 \Rightarrow M(1; 2)\)

Đồ thì hàm số trên là đường thẳng đi qua gốc \(O\) và điểm \(A(1; 2)\).

+) Hàm số \(y = 2x + 5\):

Cho \(x=0 \Rightarrow y=2.0+5=0+5=5 \Rightarrow B(0; 5)\).

Cho \(x=-2,5 \Rightarrow y=2.(-2,5)+5=-5+5=0 \)

\(\Rightarrow E(-2,5; 0)\)

Đồ thì hàm số trên là đường thẳng đi qua điểm \(B(0; 5)\) và \(E(-2,5; 0)\)

+) Hàm số \(y = - \dfrac{2}{3}x\):

Cho \(x=1 \Rightarrow y=-\dfrac{2}{3}.1=\dfrac{2}{3} \Rightarrow N {\left(1; \dfrac{2}{3}\right)}\)

Đồ thị hàm số trên là đường thằng đi qua gốc tọa độ \(O\) và điểm \(N {\left(1; \dfrac{2}{3}\right)}\) 

+) Hàm số \(y = - \dfrac{2}{3}x + 5\):

Cho \(x=0 \Rightarrow y=-\dfrac{2}{3}.0+5=0+5=5 \Rightarrow B(0; 5)\)

Cho \(x=7,5 \Rightarrow y=-\dfrac{2}{3}.7,5+5=-5 +5=0 \)

\(\Rightarrow F(7,5; 0)\)

Đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm \(B(0; 5)\) và \(F(7,5; 0)\).

Ta có hình vẽ sau:

 b)Ta có:

+ Đồ thị của hàm số \(y = 2x\) song song với đồ thị hàm số \(y =  2x + 5\) \(\Rightarrow OC // AB\)

+ Đồ thì của hàm số \(y=-\dfrac{2}{3}x\) song song với đồ thị hàm số \(y=-\dfrac{2}{3}x+5\) \(\Rightarrow OA // BC\)

Do đó tứ giác \(OABC\)  là một hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)

shoppe