Đề ôn tập Chương 3 Hình học lớp 11 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Khoảng cách giữa (AB'C) và (A'DC') bằng:
A. \(a\sqrt 3 \)
B. \(a\sqrt 2 \)
C. \(\frac{a}{3}\)
D. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
- Câu 2 : Cho tứ diện ABCD có \(AB = a{,^{}}BD = 3a\). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Biết AC vuông góc với BD. Tính MN.
A. \(MN = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
B. \(MN = \frac{{a\sqrt {10} }}{2}\)
C. \(MN = \frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
D. \(MN = \frac{{3a\sqrt 2 }}{2}\)
- Câu 3 : Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SAB) và (SAC) vuông góc với đáy (ABC), tam giác ABC vuông cân ở A và có đường cao \(AH,{\rm{ }}(H \in BC)\). Gọi O là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(SC \bot \left( {ABC} \right)\)
B. \(\left( {SAH} \right) \bot \left( {SBC} \right)\)
C. \(O \in SC\)
D. Góc giữa (SBC) và (ABC) là góc \(\widehat {SBA}\).
- Câu 4 : Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SBC) và (SAC) vuông góc với đáy (ABC). Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(SC \bot \left( {ABC} \right)\)
B. Nếu A' là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC) thì \(A' \in SB\).
C. \(\left( {SAC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\)
D. BK là đường cao của tam giác ABC thì \(BK \bot \left( {SAC} \right)\)
- Câu 5 : Cho hình chóp S.ABC có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) và đáy ABC là tam giác cân ở A. Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(H \in SB\)
B. H trùng với trọng tâm tam giác SBC.
C. \(H \in SC\)
D. \(H \in SI\) (I là trung điểm của BC)
- Câu 6 : Cho hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D'. Hình chiếu vuông góc của A' lên (ABC) trùng với trực tâm H của tam giác ABC. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. BB'C'C là hình chữ nhật.
B. \(\left( {AA'H} \right)\; \bot \left( {A'B'C'} \right)\)
C. \(\left( {BB'C'C} \right) \bot \;\left( {{\rm{ }}AA'H} \right)\)
D. \(\left( {AA'B'B} \right) \bot \left( {BB'C'C} \right)\)
- Câu 7 : Cho hình chóp S.ABC có hai mặt bên (SBC) và (SAC) vuông góc với đáy (ABC). Khẳng định nào sau đây sai ?
A. Đáy là đa giác đều.
B. Các mặt bên là những hình chữ nhật nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy.
C. Các cạnh bên là những đường cao.
D. Các mặt bên là những hình bình hành.
- Câu 8 : Cho tứ diện ABCD có \(AB \bot \left( {BCD} \right)\). Trong \(\Delta BCD\) vẽ các đường cao BE và DF cắt nhau ở O. Trong (ADC) vẽ \(DK \bot AC\) tại K. Khẳng định nào sau đây sai ?
A. \(\left( {ADC} \right) \bot \left( {ABE} \right)\)
B. \(\left( {ADC} \right) \bot \left( {DFK} \right)\)
C. \(\left( {ADC} \right) \bot \left( {ABC} \right)\)
D. \(\left( {BDC} \right) \bot \left( {ABE} \right)\)
- Câu 9 : Cho tam giác đều ABC cạnh a. Gọi \({d_B},{d_C}\) lần lượt là đường thẳng đi qua B, C và vuông góc với (ABC). (P) là mặt phẳng qua A và hợp với (ABC) góc 60o. (P) cắt \({d_B},{d_C}\) lần lượt tại D và E. Biết \(AD = a\frac{{\sqrt 6 }}{2},AE = a\sqrt 3 .\) Đặt \(\widehat {DAE} = \varphi \). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. \(\sin \varphi = \frac{2}{{\sqrt 6 }}\)
B. \(\varphi = {60^0}\)
C. \(\sin \varphi = \frac{3}{{\sqrt 6 }}\)
D. \(\varphi = {30^0}\)
- Câu 10 : Cho góc tam diện Sxyz với \(\widehat {xSy} = {120^0},\widehat {ySz} = {60^0},\widehat {zSx} = {90^0}\). Trên các tia Sx, Sy, Sz lần lượt lấy các điểm A, B, C sao cho SA = SB = SC = a. Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) bằng :
A. 15o
B. 90o
C. 45o
D. 60o
- Câu 11 : Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a và nằm trong mặt phẳng (P). Trên các đường thẳng vuông góc với (P) tại B, C lần lượt lấy D, E nằm trên cùng một phía đối với (P) sao cho \(BD = a\frac{{\sqrt 3 }}{2},CE = a\sqrt 3 \). Góc giữa (P) và (ADE) bằng bao nhiêu?
A. 30o
B. 60o
C. 90o
D. 45o
- Câu 12 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại \(B,\,\,SA \bot \left( {ABC} \right)\). Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC. Góc giữa hai mặt phẳng (SEF) và (SBC) là :
A. \(\widehat {{\rm{CSF}}}\)
B. \(\widehat {{\rm{BSF}}}\)
C. \(\widehat {{\rm{BSE}}}\)
D. \(\widehat {{\rm{CSE}}}\)
- Câu 13 : Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.{A_1}{B_1}{C_1}\) có cạnh bên bằng a. Các cạnh bên của lăng trụ tạo với mặt đáy góc 60o. Hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng \(\left( {{A_1}{B_1}{C_1}} \right)\) là trung điểm của \({B_1}{C_1}.\) Khoảng cách giữa hai mặt đáy của lăng trụ bằng bao nhiêu?
A. \(a\frac{{\sqrt 3 }}{2}.\)
B. \(\frac{a}{3}.\)
C. \(a\frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)
D. \(\frac{a}{2}.\)
- Câu 14 : Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có các cạnh bên hợp với đáy những góc bằng 60o, đáy ABC là tam giác đều và A' cách đều A, B, C. Tính khoảng cách giữa hai đáy của hình lăng trụ.
A. a
B. \(a\sqrt 2 \)
C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
D. \(\frac{{2a}}{3}\)
- Câu 15 : Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A'B'C'D' có cạnh đáy bằng a. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AD, DC, A'D'. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (MNP) và (ACC').
A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
B. \(\frac{a}{4}\)
C. \(\frac{a}{3}\)
D. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{4}\)
- Câu 16 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O. Biết \(SO \bot \left( {ABCD} \right),SO = a\sqrt 3 \) và đường tròn nội tiếp ABCD có bán kính bằng a. Tính góc hợp bởi mỗi mặt bên với đáy.
A. 30o
B. 45o
C. 60o
D. 75o
- Câu 17 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\), SA = x. Xác định x để hai mặt phẳng (SBC) và (SCD) tạo với nhau góc 60o.
A. \(x = \frac{{3a}}{2}\)
B. \(x = \frac{a}{2}\)
C. x = a
D. x = 2a
- Câu 18 : Lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có cạnh đáy bằng a. Gọi M là điểm trên cạnh AA' sao cho \(AM = \frac{{3a}}{4}\). Tang của góc hợp bởi hai mặt phẳng (MBC) và (ABC) là:
A. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
B. 2
C. \(\frac{1}{2}\)
D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
- Câu 19 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với đáy và \(SA = a\sqrt 3 \). Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. \(\cos \frac{\varphi }{2} = \frac{{\sqrt {10} }}{4}\)
B. \(\cos \frac{\varphi }{2} = \frac{1}{4}\)
C. \(\sin \frac{\varphi }{2} = \frac{{\sqrt {10} }}{4}\)
D. \(\sin \frac{\varphi }{2} = \frac{1}{4}\)
- Câu 20 : Cho hình chóp O.ABC có đường cao \(OH = \frac{{2a}}{{\sqrt 3 }}\). Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tính khoảng cách giữa đường thẳng MN và (ABC).
A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\)
B. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)
C. \(\frac{a}{2}.\)
D. \(\frac{a}{3}.\)
- Câu 21 : Cho hình lập phương \(A B C D \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime} D^{\prime}\) có cạnh bằng a . Hãy tìm mệnh đề sai trong những mệnh đề sau đây:
A. \(2 \overrightarrow{A B}+\overrightarrow{B^{\prime} C^{\prime}}+\overrightarrow{C D}+\overrightarrow{D^{\prime} A^{\prime}}=\overrightarrow{0}\)
B. \(\overrightarrow{A D^{\prime}} \cdot \overrightarrow{A B^{\prime}}=a^{2}\)
C. \(\overrightarrow{A B^{\prime}} \cdot\overrightarrow{C D^{\prime}}=0\)
D. \(\left|\overrightarrow{A C^{\prime}}\right|=a \sqrt{3}\)
- Câu 22 : Cho tứ diện ABCD . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD và G là trung điểm của MN . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. \(\overrightarrow{M A}+\overrightarrow{M B}+\overrightarrow{M C}+\overrightarrow{M D}=4 \overrightarrow{M G}\)
B. \(\overrightarrow{G A}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}=\overrightarrow{G D}\)
C. \(\overrightarrow{G A}+\overrightarrow{G B}+\overrightarrow{G C}+\overrightarrow{G D}=\overrightarrow{0}\)
D. \(\overline{G M}+\overrightarrow{G N}=\overrightarrow{0}\)
- Câu 23 : Cho hình lập phương \(A B C D \cdot A_{1} B_{1} C_{1} D_{1}\) . Gọi O là tâm của hình lập phương. Chọn đẳng thức đúng
A. \(\overrightarrow{A O}=\frac{1}{3}\left(\overline{A B}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{A A_{1}}\right)\)
B. \(\overrightarrow{A O}=\frac{1}{2}\left(\overline{A B}+\overline{A D}+\overline{A A_{1}}\right)\)
C. \(\overrightarrow{A O}=\frac{1}{4}\left(\overline{A B}+\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{A A}_{1}\right)\)
D. \(\overrightarrow{A O}=\frac{2}{3}\left(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A D}+\overline{A A_{1}}\right)\)
- Câu 24 : Cho tứ diện ABCD . Đặt \(\overrightarrow{A B}=\vec{a}, \overrightarrow{A C}=\vec{b}, \overrightarrow{A D}=\vec{c}\) gọi G là trọng tâm của tam giác BCD . Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào đúng?
A. \(\overrightarrow{A G}=\vec{a}+\vec{b}+\vec{c}\)
B. \(\overrightarrow{A G}=\frac{1}{3}(\vec{a}+\vec{b}+\vec{c})\)
C. \(\overrightarrow{A G}=\frac{1}{2}(\vec{a}+\vec{b}+\vec{c})\)
D. \(\overrightarrow{A G}=\frac{1}{4}(\vec{a}+\vec{b}+\vec{c})\)
- Câu 25 : Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:
A. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu \(\begin{array}{l} \overrightarrow{A B}+\overrightarrow{B C}+\overrightarrow{C D}+\overline{D A}=\vec{O} \end{array}\)
B. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu \(\overrightarrow{A B}=\overrightarrow{C D}\)
C. Cho hình chóp S.ABCD. Nếu có \(\overrightarrow{S B}+\overrightarrow{S D}=\overrightarrow{S A}+\overrightarrow{S C}\) thì tứ giác ABCD là hình bình hành.
D. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu \(\overrightarrow{A B}+\overrightarrow{A C}=\overrightarrow{A D}\)
- Câu 26 : Cho ba vectơ \(\vec{a}, \vec{b}, \vec{c}\) không đồng phẳng. Xét các vectơ \(\vec{x}=2 \vec{a}-\vec{b} ; \vec{y}=-4 \vec{a}+2 \vec{b} ; \vec{z}=-3 \vec{b}-2 \vec{c}\). Chọn khẳng định đúng
A. Hai vec tơ \(\vec x; \vec y\) cùng phương
B. Hai vec tơ \(\vec x; \vec z\)cùng phương
C. Hai vec tơ \(\vec y; \vec z\) cùng phương
D. Ba vec tơ \(\vec x; \vec y;\vec z\) đồng phẳng.
- Câu 27 : Cho hình hộp ABCD A'B'C'D' . có tâm O . Gọi I là tâm hình bình hành ABCD . Đặt \(\overrightarrow{A C^{\prime}}=\vec{u}, \overrightarrow{C A^{\prime}}=\vec{v}, \overrightarrow{B D^{\prime}}=\vec{x}, \overrightarrow {D B^{\prime}}=\vec{y}\) . Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(2 \overrightarrow{O I}=\frac{1}{2}(\vec{u}+\vec{v}+\vec{x}+\vec{y})\)
B. \(2\overrightarrow{O I}=-\frac{1}{2}(\vec{u}+\vec{v}+\vec{x}+\vec{y})\)
C. \(2 \overrightarrow{O I}=\frac{1}{4}(\vec{u}+\vec{v}+\vec{x}+\vec{y})\)
D. \(2 \overrightarrow{O I}=-\frac{1}{4}(\vec{u}+\vec{v}+\vec{x}+\vec{y})\)
- Câu 28 : Cho tứ diện ABCD . Gọi M và P lần lượt là trung điểm của AB và CD . Đặt \(\overrightarrow{A B}=\vec{b},\overrightarrow{A C}=\vec{c}, \overrightarrow{A D}=\vec{d}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{c}+\vec{d}-\vec{b})\)
B. \(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{d}+\vec{b}-\vec{c})\)
C. \(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{c}+\vec{b}-\vec{d})\)
D. \(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{c}+\vec{d}+\vec{b})\)
- Câu 29 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Đặt \(\overrightarrow{S A}=\vec{a} ; \overrightarrow{S B}=\vec{b} ; \overrightarrow{S C}=\vec{c},\overrightarrow{S D}=\vec{d}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(\vec{a}+\vec{c}=\vec{d}+\vec{b}\)
B. \(\vec{a}+\vec{b}=\vec{c}+\vec{d}\)
C. \(\vec{a}+\vec{d}=\vec{b}+\vec{c}\)
D. \(\vec{a}+\vec{b}+\vec{c}+\vec{d}=\overrightarrow{0}\)
- Câu 30 : Trong không gian cho điểm O và bốn điểm A , B , C , D không thẳng hàng. Điều kiện cần và đủ để A , B , C , D tạo thành hình bình hành là
A. \(\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O B}+\overrightarrow{O C}+\overrightarrow{O D}=\overrightarrow{0}\)
B. \(\overrightarrow{O A}+\overrightarrow{O C}=\overrightarrow{O B}+\overrightarrow{O D}\)
C. \(\overrightarrow{O A}+\frac{1}{2} \overrightarrow{O B}=\overrightarrow{O C}+\frac{1}{2} \overrightarrow{O D}\)
D. \(\overrightarrow{O A}+\frac{1}{2} \overrightarrow{O C}=\overrightarrow{O B}+\frac{1}{2} \overrightarrow{O D}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau