Bài tập Sóng cơ và Sóng âm mức độ vận dụng có lời...
- Câu 1 : Giao thoa ở mặt nước được tạo bởi hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai vị trí S1 và S2. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 6 cm. Trên đoạn thẳng S1S2, khoảng cách từ điểm cực đại đến điểm cực tiểu giao thoa gần nhất là
A. 6 cm.
B. 3 cm.
C. 1,2 cm
D. 1,5 cm
- Câu 2 : Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của
A. với …
B. với …
C. với …
D. với …
- Câu 3 : Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên AB có 15 vị trí mà ở đó các phần tử dao động với biên độ cực đại. Số vị trí trên CD tối đa ở đó dao động với biên độ cực đại là
A. 7
B. 5
C. 3
D. 9
- Câu 4 : Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình và . Dao động tại điểm M cách các nguồn lần lượt là 20 cm và 25 cm có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB không có điểm cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng là
A. 5,0 m/s
B. 25 cm/s
C. 50 cm/s
D. 2,5 m/s
- Câu 5 : Trong một thí nghiệm sóng dừng, ba điểm A, B, C theo thứ tự thuộc cùng một bó sóng, trong đó B là bụng sóng. Người ta đo được biên độ dao động tại A gấp 2 lần biên độ dao động tại C và khoảng thời gian ngắn nhất để li độ của B giảm từ giá trị cực đại đến giá trị bằng với biên độ của A và của C lần lượt là 0,01 s và 0,02 s. Chu kì dao động của điểm A trong thí nghiệm trên có giá trị gần nhất với các giá trị nào sau đây?
A. 0,25 s
B. 0,15 s
C. 0,20 s
D. 0,10 s
- Câu 6 : Hai nguồn sóng A, B dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước theo phương trình. Biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn AB thỏa mãn AN – BN = 10 cm. Điểm N nằm trên đường đứng yên……kể từ trung trực của AB và về……
A. Thứ 2 – phía B
B. Thứ 3 – phía A
C. Thứ 2 – phía A.
D. Thứ 3 – phía B.
- Câu 7 : Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Biết AB = 20 cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3 m/s. Ở mặt nước, O là trung điểm của AB, gọi Ox là đường thẳng hợp với AB một góc 600. M là điểm trên Ox mà phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại (M không trùng với O). Khoảng cách ngắn nhất từ M đến O là
A. 1,72 cm
B. 3,11 cm
C. 1,49 cm
D. 2,69 cm
- Câu 8 : M và N là hai điểm trên mặt nước phẳng lặng cách nhau một khoảng 12 cm. Tại một điểm O trên đường thẳng MN và nằm ngoài MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình , tạo một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng là 1,6 m/s. Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử môi trường tại M và N khi có sóng truyền qua là
A. 15,5 cm.
B. 17 cm.
C. 13 cm.
D. 19 cm.
- Câu 9 : Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn 62m thì mức cường độ âm thăng thêm 3dB. Khoảng cách từ S đến M là
A. 112m
B. 210m
C. 148m
D. 130m
- Câu 10 : Một dây đàn hồi dài 0,25m, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:
A. 1m
B. 0,5m
C. 0,25m
D. 0,125m
- Câu 11 : Hai nguồn sóng cùng pha A,B cách nhau 14cm có phương trình uA =uB = 4cos(100πt)mm. Tốc độ truyền sóng là 80cm/s. Điểm C trong vùng gặp nhau của hai sóng sao cho ∆ABC vuông cân tại A. Xác định số điểm dao dao động cùng pha với nguồn trên đoạn BC.
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
- Câu 12 : Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương lần lượt là u1 = 5cos40πt(mm) và u2 = 5cos(40πt +π)(mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là
A. 9
B. 11
C. 10
D. 8
- Câu 13 : Hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình , t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là 50cm/s. Biên độ sóng coi như không đổi. Tại điểm M trên bề mặt chất lỏng với AM – BM = 10/3 cm, phần tử chất lỏng có tốc dao động cực đại bằng
A. 120π cm/s
B. 100π cm/s
C. 80π cm/s
D. 160π cm/s
- Câu 14 : Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9m thì mức cường độ âm thu được là L- 20 dB, Khoảng cách d là
A. 1m
B. 8m
C. 10m
D. 9m
- Câu 15 : Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp ngược pha A và B cách nhau 10 cm. Tần số hai sóng là 20 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB là
A. 16
B. 13
C. 14
D. 15
- Câu 16 : Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có ba điểm theo thứ tự A, B, C thẳng hàng. Một nguồn âm điểm phát âm có công suất P được đặt tại B thì mức cường độ âm tại A là 40 dB, tại C là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm AC có giá trị gần đúng bằng
A. 53dB.
B. 27dB.
C. 34dB.
D. 42dB.
- Câu 17 : Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm, dao động với phương trình (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. M là một điểm nằm trên mặt chất lỏng sao cho ∆AMB vuông tại M và MA = 12 cm, I là giao điểm của đường phân giác xuất phát từ góc A của ∆AMB với cạnh BM. Số điểm không dao động trên đoạn thẳng AI là
A. 7
B. 10
C. 6
D. 5
- Câu 18 : Một thiết bị dùng để xác định mức cường độ âm được phát ra từ một nguồn âm đẳng hướng đặt tại điểm O, thiết bị bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ điểm M đến điểm N với gia tốc 3 m/s2, biết và ∆OMN vuông tại O. Chọn mốc thời gian kể từ thời điểm máy bắt đầu chuyển động thì mức cường độ âm lớn nhất mà máy đo được khi đi từ M đến N là bao nhiêu và tại thời điểm nào? Biết mức cường độ âm đo được tại M là 60 dB.
A. 66,02 dB và tại thời điểm 2.
B. 65,25 dB và tại thời điểm 4 s
C. 66,02 dB và tại thời điểm 2,6 s.
D. 61,25 dB và tại thời điểm 2 s.
- Câu 19 : Một sợi dây dài 36 cm đang có sóng dừng ngoài hai đầu dây cố định trên dây còn có 2 điểm khác đứng yên, tần số dao động của sóng trên dây là 50 Hz. Biết trong quá trình dao động tại thời điểm sợi dây nằm ngang thì tốc độ dao động của điểm bụng khi đó là 8π m/s. Gọi x, y lần lượt là khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa hai điểm bụng gần nhau nhất trong quá trình dao động. Tỉ số x/y bằng
A. 0,50
B. 0,60.
C. 0,75.
D. 0,80
- Câu 20 : Trên bề mặt của chất lỏng có hai nguồn A và B phát sóng giống nhau u1 = u2 = 5cos(10πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Tính biên độ sóng tại điểm M trên mặt nước cách A một khoảng 7,2 cm và cách B một khoảng 8,2 cm
A.
B.
C. 4cm
D.
- Câu 21 : Sóng dừng trên dây đàn hồi OM có hai đầu cố định, biên độ bụng 2A, điểm bụng B nằm gần nút O nhất, C là một điểm có biên độ bằng nằm trong khoảng OB. Tính khoảng cách BC
A. λ/12
B. λ/6
C. λ/8
D. λ/4
- Câu 22 : Tại hai điểm AB = 16 cm trên mặt nước có hai nguồn sóng dao động cùng tần số 50 Hz, cùng pha, vận tốc truyền sóng trên mặt nước 100 cm/s. Trên AB số điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 17.
B. 15.
C. 16.
D. 14.
- Câu 23 : Sóng dừng trên dây có bước sóng λ = 12 cm, biên độ bụng Ab=5 cm, OB là khoảng cách giữa một nút và bụng liền kề, C là một điểm trên dây nằm trong khoảng OB có AC = 2,5 cm. Tìm OC
A. 1 cm
B. 2 cm
C. 3cm
D. 4 cm
- Câu 24 : Một nguồn sóng O có phương trình dao động trong đó t tính bằng giây. Biết tốc độ truyền sóng là 100 cm/s. Coi biên độ không đổi trong quá trình truyền sóng. Phương trình dao động của điểm M nằm trên một phương truyền sóng và cách O một khoảng 2,5 cm có dạng
A.
B.
C.
D.
- Câu 25 : Một dây đàn hồi AB dài 100cm, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa, đầu B cố định. Khi âm thoa dao động với tần số 40Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng với 4 bó sóng. Coi đầu gắn với âm thoa là một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng:
A. 20m/s
B. 25m/s
C. 40m/s
D. 10m/s
- Câu 26 : Một nguồn âm coi là nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại M lúc đầu là 50dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 30% thì mức cường độ âm tại M bằng:
A. 61,31dB
B. 50,52dB
C. 51,14dB
D. 50,11dB
- Câu 27 : Ba điểm M, N, K trên một sợi dây đàn hồi thỏa mãn MN = 2 cm, MK = 3 cm. Sóng dừng xảy ra trên dây với bước sóng 10 cm, M là bụng sóng. Khi N có li độ là 2 cm thì K sẽ có li độ là:
A. 2 cm.
B. -2 cm.
C. -3 cm.
D. 3 cm
- Câu 28 : Cho một nguồn âm đẳng hướng trong không gian đặt tại O. Biết O, A, B thẳng hàng; mức cường độ âm của hai điểm A, B lần lượt là 40 dB và 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm của AB là:
A. 28,3 dB
B. 25,4 dB
C. 30,0 dB
D. 32,6 dB
- Câu 29 : Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình . Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v=15cm/s. Hai điểm cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có và . Tại thời điểm li độ của là 3mm thì li độ của tại thời điểm đó là
A. 3mm
B. -3mm
C.
D.
- Câu 30 : Một nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M và N trong môi trường tạo với O thành một tam giác đều. Mức cường độ âm tại M và N đều bằng 14,75 dB. Mức cường độ âm lớn nhất mà một máy thu thu được khi đặt tại một điểm trên đoạn MN bằng
A. 18 dB.
B. 16,8 dB
C. 16 dB
D. 18,5 dB
- Câu 31 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình (t tính bằng s), vận tốc truyền sóng v = 3 m/s. Cố định nguồn A và tịnh tiến nguồn B (ra xa A) trên đường thẳng qua AB một đoạn 10 cm thì tại vị trí trung điểm O ban đầu của đoạn AB sẽ dao động với tốc độ cực đại là
A.
B. 120π cm/s.
C.
D.
- Câu 32 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng, C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt 10,5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1 , phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm phần tử D có li độ là
A. 0,75 cm.
B. 1,50 cm.
C. –0,75 cm.
D. –1,50 cm.
- Câu 33 : Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 20 cm dao động cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét trên đường thẳng d vuông góc với AB. Cách trung trực của AB là 7 cm, điểm dao động cực đại trên d gần A nhất cách A là
A. 14,46 cm.
B. 5,67 cm.
C. 10,64 cm.
D. 8,75 cm.
- Câu 34 : Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L, khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 dB. Khoảng cách d là
A. 8 m.
B. 1 m.
C. 9 m
D. 10 m
- Câu 35 : Người ta làm thí nghiệm tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi AB có hai đầu cố định. Sợi dây AB dài 1,2 m. Trên dây xuất hiện sóng dừng với 20 bụng sóng. Xét các điểm M, N, P trên dãy có vị trí cân bằng cách A các khoảng lần lượt là 15 cm, 19 cm và 28 cm. Biên độ sóng tại M lớn hơn biên độ sóng tại N là 2 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để li độ tại M bằng biên độ tại P là 0,004 s. Biên độ của bụng sóng là.
A. 4 cm.
B. 2 cm.
C.
D.
- Câu 36 : Người ta làm thí nghiệm tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi AB có hai đầu cố định. Sợi dây AB dài 1,2 m. Trên dây xuất hiện sóng dừng với 20 bụng sóng. Xét các điểm M, N, P trên dãy có vị trí cân bằng cách A các khoảng lần lượt là 15 cm, 19 cm và 28 cm. Biên độ sóng tại M lớn hơn biên độ sóng tại N là 2 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để li độ tại M bằng biên độ tại P là 0,004 s. Biên độ của bụng sóng là
A. 4 cm.
B. 2 cm.
C.
D.
- Câu 37 : Một nguồn âm coi là nguồn âm điểm phát âm đều theo mọi phương, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm M lúc đầu là 80 dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 20% thì mức cường độ âm tại M là
A. 80,8 dB
B. 95,0 dB.
C. 62,5 dB.
D. 125 dB.
- Câu 38 : Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng nước với bước sóng 1,6 cm. Điểm C cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn CO là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
- Câu 39 : Một nguồn âm điểm S phát ra âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Một người đứng tại A cách nguồn âm 5 m, đo được âm có cường độ âm I. Khi người này di chuyển theo phương vuông góc với SA một đoạn 5 m thì sẽ đo được âm có cường độ âm là
A.
B.
C. I
D.
- Câu 40 : Trong thí nghiệm về sự giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp A, B cùng pha có cùng tần số 10 Hz. Khoảng cách AB bằng 25 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chẩt lỏng bằng 30 cm/s. Biết C là một điểm trên mặt chất lỏng sao cho AC = 15 cm, BC = 20 cm. Xét đường tròn đường kính AB điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn sẽ cách C một khoảng gần nhất xấp xỉ bằng
A. 1,42 cm.
B. 1,88 cm.
C. 0,72 cm.
D. 0,48 cm.
- Câu 41 : Tốc độ truyền âm trong không khí là 336 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng và dao động cùng pha là 0,8 m. Tần số của âm bằng
A. 400 Hz
B. 840 Hz
C. 500 Hz
D. 420 Hz
- Câu 42 : Một nguồn âm có công suất không đổi đặt tại A, truyền theo mọi hướng trong một môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại hai điểm B và C lần lượt là 50 dB và 48 dB. Biết ba điểm A, B, C tạo thành tam giác vuông tại B và AB = 8 m. Khoảng cách BC gần giá trị nào sau đây?
A. 10 m.
B. 4 m.
C. 16 m.
D. 6 m.
- Câu 43 : Một nguồn có công suất phát âm 4 W, âm được phát đang hướng ra không gian. Biết cường độ âm chuẩn Mức cường độ âm tại điểm cách nguồn âm 2m là
A. 109 dB.
B. 112 dB.
C. 106 dB.
D. 115 dB.
- Câu 44 : Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng có cùng phương trình dao động u = 4cos(40πt) (cm). Xét về một phía so với đường trung trực của đoạn nối hai nguồn ta thấy cực đại thứ k có hiệu đường truyền sóng là 10 cm và cực đại thứ (k +3) có hiệu đường truyền sóng là 25 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A.
B.
C.
D.
- Câu 45 : Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí. Một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là 75 ±1 cm, tần số dao động của âm là 440 ± 10 Hz . Sai số của phép đo tốc độ truyền âm là
A. 21,1 cm/s.
B. 11,9 m/s.
C. 11,9 cm/s.
D. 21,1 m/s.
- Câu 46 : Một sợi dây PQ dài 120 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng ổn định. Bề rộng của bụng sóng là 4a. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha và cùng biên độ bằng a là 10 cm.Số bụng sóng trên PQ là
A. 4
B. 8
C. 6
D. 10
- Câu 47 : Một sợi dây dài 1,05 (m), hai đầu cố định được kích thích cho dao động với f = 100 (Hz) thì trên dây có sóng dừng ổn định. Người ta quan sát được 7 bụng sóng, tìm vận tốc truyền sóng trên dây
A. 20 (m/s).
B. 30 (m/s).
C. 10 (m/s).
D. 35 (m/s).
- Câu 48 : Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và B dao động cùng phương trình và lan truyền với tốc độ v = 1,5m/s. M là điểm trên mặt nước có sóng truyền đến cách A và B lần lượt 16cm và 25cm là điểm dao động với biên độ cực đại và trên MB số điểm dao động cực đại nhiều hơn trên MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là
A. 60Hz.
B. 50Hz.
C. 100Hz.
D. 40Hz
- Câu 49 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 3 cm.
B. 6 cm.
C. 9 cm
D. 12 cm
- Câu 50 : Một vận động viên hàng ngày đạp xe trên đoạn đường thẳng từ điểm A đúng lúc còi báo thức bắt đầu kêu, khi đến điểm B thì còi vừa dứt. Mức cường độ âm tại A và B lần lượt là 60dB và 54 dB. Còi đặt tại điểm O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi và môi trường không hấp thụ âm; Cho góc AOB bằng 1200. Do vận động viên này khiếm thính nên chỉ nghe được mức cường độ âm từ 61,94 dB trở lên và tốc độ đạp xe không đổi. Biết thời gian còi báo thức kêu là 120s. Trên đoạn đường AB vận động viên nghe thấy tiếng còi báo thức trong khoảng thời gian xấp xỉ bằng
A. 42,67s
B. 41,71s
C. 43,18s
D. 44,15s.
- Câu 51 : Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây dài với tần số 5 Hz, vận tốc truyền sóng là 2 m/s, biên độ sóng bằng 1 cm và không đổi trong quá trình lan truyền. Hai phần tử A và B có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn L. Từ thời điểm t1 đến thời điểm , phần tử tại A đi được quãng đường bằng 1 cm và phần tử tại B đi được quãng đường bằng . Khoảng cách L không thể có giá trị bằng
A. 50 cm
B. 10 cm
C. 30 cm
D. 20 cm
- Câu 52 : Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 14cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 0,9cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6cm. Gọi Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước ở cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi tổng diện tích của tam giác ACM và BMD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại trên MD là
A. 13
B. 20
C. 19
D. 12
- Câu 53 : Xét thí nghiệm giao thoa sóng nước hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 40 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng S1S2 là
A. 1cm
B. 8cm
C. 2cm
D. 4cm
- Câu 54 : Cho một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây đủ dài. Ở thời điểm to, tốc độ dao động của các phần tử tại M và N đều bằng 4m/s, còn phần tử tại trung điểm I của MN đang ở biên. Ở thời điểm t1, vận tốc của các phần tử tại M và N đều có giá trị bằng 2 m/s thì phần tử ở I lúc đó đang có tốc độ bằng
A.
B.
C.
D.
- Câu 55 : Tại O có 1 nguồn âm điểm phát âm thanh đẳng hướng với công suất không đổi. Một người đi bộ từ A đến C theo một đường thẳng và nghe được âm thanh từ nguồn O, thì người đó thấy cường độ âm tăng từ I đến 2I rồi lại giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng
A.
B.
C.
D.
- Câu 56 : Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 2,5 Hz và cách nhau 30 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,1 m/s. Gọi O là trung điểm của AB, M là trung điểm của OB. Xét tia My nằm trên mặt nước và vuông góc với AB. Hai điểm P, Q trên My dao động với biên độ cực đại gần M nhất và xa M nhất cách nhau một khoảng
A. 44,34 cm.
B. 40,28 cm.
C. 41,12 cm.
D. 43,32 cm.
- Câu 57 : Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động cùng biên độ là 95 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động cùng pha với cùng biên độ là 85 cm. Khi sợi dây duỗi thẳng, N là trung điểm giữa vị trí một nút và vị trí một bụng liền kề. Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ cực đại của phần tử tại N xấp xỉ là
A. 3,98.
B. 0,25.
C. 0,18.
D. 5,63.
- Câu 58 : Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với tần số f = 25 Hz. Giữa S1, S2 có 10 hypebol là quỹ tích của các điểm đứng yên. Khoảng cách giữa hai đỉnh của hai hypebol ngoài cùng xa nhau nhất là 18 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng
A. 0,25 m/s.
B. 0,8 m/s.
C. 1 m/s.
D. 0,5 m/s.
- Câu 59 : Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình cm và cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM bằng
A. 1,42 cm.
B. 2,14 cm.
C. 2,07 cm.
D. 1,03cm
- Câu 60 : Một sóng cơ truyền theo trục Ox với phương trình (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ của sóng này là
A. 100 cm/s
B. 200 cm/s
C. 150 cm/s
D. 50 cm/s
- Câu 61 : Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí, một học sinh đo được bước sóng của sóng âm là (82,5±1,0) (cm), tần số dao động của âm thoa là (400 ± 10) (Hz). Tốc độ truyền âm trong không khí tại nơi làm thí nghiệm là
A. (330± 11) (cm/s).
B. (330±12) (cm/s).
C. (330±12) (m/s).
D. (330± 11) (m/s).
- Câu 62 : Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 3cm dao động cùng phương, ngược pha, phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng 1cm. Gọi Q là một điểm nằm trên đường thẳng qua B, vuông góc với AB cách B một đoạn z. Để Q dao động với biên độ cực đại thì z có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là
A. 4cm và 0,55cm
B. 4cm và 1,25cm
C. 8,75cm và 1,25cm.
D. 8,75cm và 0,55cm
- Câu 63 : Một sóng dọc truyền theo dương trục Ox có tần số 15Hz, biên độ 4cm. Tốc độ truyền sóng 12m/s. hai phần tử B và C trên trục Ox có vị trí cân bằng cách nhau 40cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử B và C khi có sóng truyền qua là
A. 40cm.
B. 32cm.
C. 36cm.
D. 48cm.
- Câu 64 : Trong hiên tượng sóng dừng hai đầu dây cố định, khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí cân bằng trên dây có cùng biên độ 4mm là 130cm. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí cân bằng trên dây dao động ngược pha và cùng biên độ 4mm là 110cm. Biên độ sóng dừng tại bụng gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 6,7mm
B. 6,1mm.
C. 7,1mm.
D. 5,7mm.
- Câu 65 : Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn sóng S1, S2 cách nhau 18cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình (t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha vơi nguồn S1. Khoảng cách AM là?
A. 1,25cm
B. 2,5cm
C. 5cm
D. 2cm
- Câu 66 : Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều với độ lớn vận tốc và cách nhau một khoảng ngắn là 8cm (tính theo phương truyền sóng). Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 0,6 m/s
B. 12 cm/s
C. 2,4 m/s
D. 1,2 m/s
- Câu 67 : Cho tam giác ABC vuông cân tại A nằm trong một môi trường truyền âm. Một nguồn âm điểm O có công suất không đổi phát âm đẳng hướng đặt tại B khi đó một người M đứng tại C nghe được âm có mức cường độ âm là 40dB. Sau đó di chuyển nguồn O trên đoạn AB và người M di chuyển trên đoạn AC sao cho BO = AM. Mức cường độ âm lớn nhất mà người đó nghe được trong quá trình cả hai di chuyển bằng
A. 56,6 dB
B. 46,0 dB
C. 42,0 dB
D. 60,2 dB
- Câu 68 : Ở mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra sóng có bước sóng 3 cm. Trên đường tròn thuộc mặt nước, có tâm tại trung điểm O của đoạn AB, có đường kính 25 cm, số điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 13
B. 26
C. 24
D. 12
- Câu 69 : Hai điểm A và B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại B chênh nhau là 20 (dB). Coi môi trường không có sự phản xạ và hấp thụ âm. Tỉ số cường độ âm của chúng có thể là
A. 104
B. 2.102
C. 102
D. 2.104
- Câu 70 : Một sợi dây đàn hồi có đầu O của dây gắn với một âm thoa dao động với tần số f không đổi, đầu còn lại thả tự do. Trên dây có sóng dừng với 11 bụng (tính cả đầu tự do). Nếu cắt bớt đi hai phần ba chiều dài dây và đầu còn lại vẫn thả tự do thì trên dây có sóng dừng. Tính cả đầu tự do, số bụng trên dây là
A. 4
B. 8
C. 7
D. 5
- Câu 71 : Ở mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 16 cm có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Điểm M nằm ở mặt nước trên đường trung trực của AB cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng nhỏ nhất , luôn dao động ngược pha với O. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường vuông góc với đoạn AB tại A. Điểm N dao động với biên độ cực tiểu cách A một đoạn nhỏ nhất bằng
A. 7,80 cm.
B. 2,14 cm.
C. 4,16 cm.
D. 1,03 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất