Đề thi minh họa môn Toán ứng dụng thực tế thi vào...
- Câu 1 : Nghệm của phương trình \(\sqrt{{{x}^{2}}-3x-4}=\sqrt{3x-4}\) là :
A \(x=1\)
B \(x=3\)
C \(x=0\)
D \(x=6\)
- Câu 2 : Cho parabol (P): \(y=-\frac{{{x}^{2}}}{2}\) và đường thẳng (d): \(y=-\frac{1}{2}x+3\)a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.b) Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm A, cắt trục tung tại điểm B. Tính chu vi tam giác AOB
- Câu 3 : Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp trong đường tròn (O). Đường cao AH cắt đường tròn ở D.Cho BC = 24cm, AC = 20cm. Số đo góc ACD, độ dài đường cao AH và bán kính đường tròn (O) là:
A \(\angle ACD = {90^0}\)
\(AH=16 cm\)
\(R=12.5 cm\)
B \(\angle ACD = {90^0}\)
\(AH=15 cm\)
\(R=12.5 cm\)
C \(\angle ACD = {90^0}\)
\(AH=16 cm\)
\(R=12 cm\)
D \(\angle ACD = {45^0}\)
\(AH=16 cm\)
\(R=12.5 cm\)
- Câu 4 : Một người thả một viên đá rơi xuống một cái giếng. Sau 1,5 giây thì nghe thấy tiếng đá chạm đáy giếng. Biết rằng quãng đường S ( mét) của vật rơi tự do ( không có vận tốc đầu) sau t giây được tính theo công thức \(S=5{{t}^{2}}\) và vận tốc của âm thanh là 340m/s. Thời gian rơi của viên đá ( làm tròn đến 0,1 giây) và chiều sâu của cái giếng ( làm tròn đến mét) là:
A t=1.45 s
s=11 m
B t=1.4 s
s=11 m
C t=1.46 s
s=11 m
D t=1.46 s
s=12 m
- Câu 5 : Có hai loại quặng sắt: quặng loại I và quặng loại II. Khối lượng tổng cộng của hai loại quặng là 10 tấn . Khối lượng sắt nguyên chất trong quặng loại I là 0,8 tấn, trong quặng loại II là 0,6 tấn. Biết tỉ lệ sắt nguyên chất trong quặng loại I nhiều hơn tỉ lệ sắt nguyên chất trong quặng loại II là 10%. Khối lượng của mỗi loại quặng là
A \(4\ tấn \)
B \(6\ tấn\)
C \(5\ tấn\)
D \(7\ tấn\)
- Câu 6 : Cho một bóng đèn có điện trở \({R_0}\) = 8 \(\Omega \) mắc nối tiếp với một biến trở Rb rồi mắc vào hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB = 12V. Điều chỉnh biến trở để công suất của biến trở là 4W. Giá trị của \({R_b}\) tham gia vào đoạn mạch là:
A \({{R}_{b}}=4\Omega \) hoặc \({{R}_{b}}=16\Omega \)
B \({{R}_{b}}=4\Omega \) hoặc \({{R}_{b}}=15\Omega \)
C \({{R}_{b}}=4\Omega \) hoặc \({{R}_{b}}=10\Omega \)
D \({{R}_{b}}=5\Omega \) hoặc \({{R}_{b}}=16\Omega \)
- Câu 7 : Người ta gắn một hình nón có bán kính đáy R = 8cm, độ dài đường cao h = 20 cm vào một nửa hình cầu có bán kính bằng bán kính hình nón (theo hình bên). Giá trị gần đúng thể tích của hình tạo thành (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là :
A \(2413\ c{m^3}\)
B \(1413\ c{m^3}\)
C \(2410\ c{m^3}\)
D \(2419\ c{m^3}\)
- Câu 8 : ( sưu tầm của thầy Trần Nam Dũng)Trong một giải bóng đá có 6 đội tham gia thi đấu vòng tròn một lượt. Đội thắng được 3 điểm, hòa được 1 điểm và thua thì 0 điểm. Sau khi kết thúc giải, người ta thấy đội vô địch thua đúng 1 trận và có số điểm bằng tổng điểm của hai đội xếp nhì, ba và bằng tổng điểm của ba đội xếp cuối. Số điểm của đội vô địch và đội xếp cuối là:
A Đội vô địch được 12 điểm và đội xếp cuối được 4 điểm.
B Đội vô địch được 12 điểm và đội xếp cuối được 5 điểm.
C Đội vô địch được 10 điểm và đội xếp cuối được 4 điểm.
D Đội vô địch được 4 điểm và đội xếp cuối được 12 điểm.
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn