Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
Bằng ngòi bút tài hoa của mình, “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa” được cả hai tác giả chắp bút viết về hình tượng thân phận người phụ nữ. Cả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều thấu hiểu được sự vất vả cực nhọc của người phụ nữ nhưng họ không có chỗ đứng trong xã hội. Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt ấy là vẻ đẹp dù có khó khăn đến mấy cũng cố gắng vượt lên chính mình và đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn chịu thương chịu khó trong bất kì hoàn cảnh nào.
Dưới đây là bài viết cảm nhận về vẻ đẹp của hai người phụ nữ này, Cunghocvui hy vọng bạn có thể tham khảo và đúc kết được ý nghĩa của hai tác phẩm.
Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
Dàn ý cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài
Mở bài so sánh người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
- Giới thiệu về hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu.
- Giới thiệu về hình tượng người phụ nữ qua hai tác phẩm.
- Nhấn mạnh yêu cầu đề.
Thân bài So sánh người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt
- Giới thiệu nhân vật người phụ nữ trong Vợ Nhặt.
- Giới thiệu nhân vật người phụ nữ trong Chiếc thuyền ngoài xa.
- So sánh vẻ đẹp khuất lấp của hai người phụ nữ.
Kết bài
- Khái quát lại nội dung cũng như vẻ đẹp khuất lấp của hai người phụ nữ.
- Nêu cảm nhận bản thân.
Xem thêm:
Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong chiếc thuyền ngoài xa
Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong chiếc thuyền ngoài xa
Bài văn mẫu về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà vợ nhặt và người đàn bà hàng chài
Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
Khi giới thiệu về hình tượng hai người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm, cả hai tác giả Kim Lân và Nguyễn Minh Châu đều không đặt một cái danh xưng nào cho họ cả. Họ, những con người vô danh, những con người không có địa vị và quyền thế trong xã hội. Họ đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội lúc đó, nhỏ bé thấp hèn và chưa một lần nào họ có tiếng nói và dám đứng lên đòi lại quyền công bằng cho bản thân.
Đầu tiên là nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm của Kim Lân, một người phụ nữ có sức sống mãnh liệt đằng sau cái ngoại hình nhếch nhác không được người đời coi trọng. Người phụ nữ ấy có một cuộc đời cơ cực, nay đây mai đó, không có nơi trú ngụ cho cuộc sống của chính mình. Đó cũng là vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt.
Kim Lân đã dùng cây bút của mình miêu tả về ngoại hình xấu xí, rách rưới thông qua hình tượng nhân vật nữ, chị bị cái đói làm cho thân hình tàn tạ không sức sống, cả người cô gầy gò xanh xao và bên cạnh đó còn được thể hiện qua tính cách kém duyên. Chị có thể lớn tiếng với người khác để đòi lại công bằng.
Qua ngoại hình, tính cách mà người phụ nữ đó hiện lên có thể không gây thiện cảm với mọi người nhưng thực chất chị là một người tốt bụng, tử tế ở vai trò làm vợ và đối với mọi người xung quanh. Chị ta đã dành cho Tràng một tình cảm mãnh liệt dù biết rằng người đàn ông ấy không có địa vị cũng như không có ngoại hình. Tràng cũng nghèo khổ như chị, sống cùng mẹ trong một căn nhà lụp xụp nhưng chị chẳng mảy may đến điều đó. Trong lòng chị có đôi chút thất vọng nhưng chị chưa bao giờ bộc lộ điều đó ra bên ngoài. Người phụ nữ ấy còn phụ giúp mẹ chồng nấu những bữa cơm cho gia đình. Dù bên ngoài chị là một người gai góc nhưng bản chất bên trong vốn dĩ là người hiền lành, chị mang một vẻ đẹp rất đáng để trân quý.
Xem thêm:
Phân tích người đàn bà hàng chài chi tiết, đủ ý
Phân tích tình huống truyện vợ nhặt hay nhất không thể bỏ qua
Còn đối với người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, chị cũng phải chịu đựng một cuộc sống nghèo khổ, thậm chí còn bị bạo lực gia đình. Ngoại hình của chị là một người phụ nữ xấu xí, nhưng bên trong chị mang tâm hồn đẹp và vô cùng nhân hậu. Chị là một người có sự nhẫn nhục và chịu đựng vô cùng cao, đằng sau những trận đòn roi của người chồng là sự cam chịu không muốn ly dị vì muốn các con của mình có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Cuộc sống mưu sinh của gia đình họ, nếu thiếu đi cánh tay của người đàn ông thì chẳng khác nhau chị phải đón lấy cuộc sống bấp bênh không thể nhìn được tương lai phía trước thế nào.
Chị biết rằng người chồng của mình, chính cuộc sống khắc nghiệt đã đẩy người đàn ông đó lâm vào bế tắc nên mới hành xử thiếu suy nghĩ như vậy, chứ thực chất anh ta hiền lành phải xù gai góc để có thể vượt lên trên cuộc sống khắc nghiệt. Chị là một người không được học hành đàng hoàng vì cuộc sống mưu sinh nghèo khổ, nhưng chị là một người thấu hiểu lẽ đời, biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai. Với người phụ nữ ấy, là một sự trân trọng và ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả luôn nghĩ cho mọi người xung quanh.
Cả hai người phụ nữ mà Nguyễn Minh Châu và Kim Lân đề cập đến trong tác phẩm của mình, vô hình chung họ đều có chung một ngoại hình xấu xí, một cuộc đời nghèo khổ nhưng họ chưa bao giờ gục ngã trước số phận. Họ, những con người thấu hiểu lẽ đời và mang một vẻ đẹp khuất lấp đằng sau bên trong tâm hồn, là những người giàu lòng yêu thương nhưng không được trọn vẹn trong hạnh phúc.
Xem thêm:
So sánh nhân vật Mị và Thị qua "Vợ chồng A Phủ" và "Vợ nhặt"
Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm của Kim Lân là người phụ nữ sống một cuộc đời cơ cực, nghèo khổ, là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội khắc nghiệt. Người phụ nữ xấu xí không có ngoại hình, còn thêm tính cách vô duyên nói lớn: “Thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đĩa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Nếu chỉ nhìn vào bên ngoài thì chẳng ai có thiện cảm với chị ấy cả, nhưng khi hiểu được đời sống cuộc đời của chị thì chắc chắn rằng ai cũng dành cho chị một sự cảm thương và một niềm trân trọng sâu sắc. Từ khi chị gặp Tràng và về sống chung với Tràng, chị như một con người khác, biết ý tứ, biết cư xử nhẹ nhàng hơn.
Người vợ nhặt chính là nạn nhân của sự đói khổ, của một cuộc đời đầy gian nan. Cho đến khi gặp Tràng, ở chị còn nổi bật lên với những đức tính của mình. Chị chấp nhận sống chung chung với Tràng dù biết anh ta có chung hoàn cảnh với mình, chị là một người con dâu tốt bụng cư xử đúng mực với mẹ chồng. Kim Lân đã dành cho người phụ nữ này một sự đồng cảm qua từng câu chữ của mình, dù bề ngoài họ có xấu xí đến đâu nhưng họ mang trong mình một vẻ đẹp khuất lấp đáng được trân trọng và yêu thương. Họ là những người đáng được ngợi ca vì đức tính tốt đẹp, nghị lực vươn lên cuộc sống với mong muốn thoát khỏi cái đói và sự nghèo khổ.
Trên đây là bài cảm nhận chi tiết về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và người vợ nhặt. Qua đây ra thấy cả hai người phụ nữ đều là nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt, thế nhưng điều này không thể khiến tâm hồn của họ mất đi vẻ đẹp vốn có từ ban đầu.