Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Bài 2)
Đề bài
Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.
Hướng dẫn giải
Nguyễn Minh Châu: “Là một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học”. Trước cách mạng sáng tác của ông thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, sau cách mạng bằng sự tìm tòi, đổi mới, ngòi bút của ông hướng hẳn vào những vấn đề thế sự, đời tư, đi sâu vào cuộc sống của con ngươi. Chiếc thuyền ngoài xa khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống muôn mặt đời thường. Tác phẩm mang đặc trưng phong cách sáng tác của ông sau cách mạng.
Mở đầu tác phẩm là một khung cảnh tuyệt mĩ, là cảnh đắt trời cho với chiếc thuyền mơ mộng, thanh bình trong khung cảnh bầu trời sương lãng đãng, lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Cùng với đó là vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Quả thực đây là bức họa kì diệu, mĩ lệ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Khung cảnh này là khung cảnh mà bất cứ người nghệ sĩ nào cũng mong muốn bắt gặp một lần trong đời làm nghệ thuật của mình. Trước khung cảnh ấy, sao người nghệ sĩ có thể không rung động, Phùng cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa và một niềm hạnh phúc trào dâng trong lòng. Phùng vừa hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, nhưng hơn cả là Phùng đã tìm thấy tuyệt tác nghệ thuật.
Nhưng đằng sau bức tranh tuyệt đẹp đó là sự thật đau lòng đến đáng kinh ngạc. Hiện thực trần trụi mở ra trước mắt Phùng, người đàn bà xấu xí, mặt rỗ, đi sau là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền… Thì ra đằng sau cái đẹp tuyệt mĩ mà Phùng vừa mới phát hiện lại là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, nơi mà bạo lực gia đình diễn ra hết sức khủng khiếp. Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục lẳng lặng đi trước, còn người đàn ông đi phía sau, không nói một lời, nhưng bỗng nhiên trở nên hùng hổ, mặt mũi đỏ gay dùng ngay chiếc thắt lưng vụt tới tấp vào người vợ. Trước khung cảnh ấy người nghệ sĩ Phùng“kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”… Khung cảnh ấy đã cho nghệ sĩ Phùng nhận thức đầy đủ và chân thực hơn về cuộc sống: cuộc sống vốn không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lí, trong cuộc sống luôn tồn tại cả xấu – tốt, đúng – sai, rồng phượng, rắn rết. Bởi vậy, khi nhìn nhận bất cứ vấn đề nào cũng phải nhìn sâu, nhìn kĩ, đừng vội vã đánh giá sự vật hiện tượng qua vẻ bề ngoài của nó.
Nếu như đầu tác phẩm người đàn bà hàng chài mới chỉ hiện lên ở những nét vẽ hết sức sơ xài, thì trong cuộc gặp gỡ ở toàn án huyện chân dung và số phận của chị đã được thể hiện rõ nét hơn. Người đàn bà hàng chài xuất hiện tại tòa án huyện là do anh đã vào can ngăn người chồng đánh lại chị. Tuy nhiên anh đã bị thương, sau lần đó, anh quyết định nhờ đến sự can thiếp của Đẩu – người đại diện cho công lí, pháp luật để giúp đỡ người phụ nữ khốn khổ này.
Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi tuổi, thân hình thô kệch, cao lớn, khuôn mặt xấu xí, lại bị rỗ mặt do một trận ốm. Người đàn bà xuất hiện trong tư thế sợ sệt, lúng túng, vì vốn quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn phòng toàn bàn ghế, giấy tờ…. Chị ngồi thu mình ở mép ghế, lo lắng, sợ hãi. Chị sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà, vướng víu cho người khác. Trên gương mặt chị không biểu lộ bất cứ điều gì, bình yên và phẳng lặng, nếu ta không có tìm hiểu có lẽ sẽ không bao giờ biết hết được về người đàn bà này.
Thật nhẹ nhàng và bình thản chị kể về câu chuyện cuộc đời mình. Chị vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng phục vụ nghề chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt. Chị gặp gỡ và lấy được người chồng hiện tại. Cuộc sống gia đình bắt đầu rơi vào bi kịch khi họ sinh nhiều con, cuộc sống trên thuyền chật chội, bấp bênh, họ rơi vào cảnh cùng túng, quẫn bách. Anh chồng vốn hiền lành trở nên cục cằn, dữ dằn, thường lôi chị ra đánh. Chị chính là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Nhưng đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy, còn là một người có nội tâm sâu sắc, một tâm hồn đẹp, nhân hậu. Trước hết người đàn bà hàng chài là một người thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. Chị không muốn bỏ chồng vì thứ nhất chị làm nghệ hàng chài, trên một chiếc thuyền của gia đình thì không thể thiếu vai trò của người đàn ông, nhất là khi biển động. Thứ hai một mình chị không thể gồng hành gánh nặng mưu sinh cho chín mười người con. Đối với chị hạnh phúc là khi được nhìn chúng ăn no. Thứ ba, cũng có đôi lúc trên thuyền vợ chồng chị cùng con cái quây quần, hạnh phúc, dù ít ỏi những nó cũng phần nào xoa dịu nỗi đau về thể xác sau mỗi lần bị chồng đánh.
Không chỉ vậy, chị còn là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung. Tất cả mọi người đều đề xuất giải pháp từ chối, tẩy chay gã đàn ông, riêng chị thì không. Chị sẵn sàng đứng im chịu trận, không chống trả, không bỏ chạy. Rất thấu hiểu chồng, thông cảm cho chồng. Và đẹp đẽ nhất chính là đức hi sinh, tình yêu thương con sâu sắc. Chị sẵn sàng chịu những trận đòi ròn của chồng để đàn con được ăn no, ngủ yên. Lo thằng Phác sẽ có những hành động sai trái, chị gửi nó lên ở với ông ngoại, để nó không nhìn thấy bố đánh mẹ, để nó khỏi đau lòng và không có những hành động trái với luân thường đạo lí. Đối với chị niềm vui, niềm hạnh phúc rất đơn giản, là khi gia đình hòa thuận, khi nhìn thấy lũ trẻ được ăn no. Chị yêu con, thương con, mong con khôn lớn nhưng không thể bảo vệ được tâm hồn của các con. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.
Bên cạnh người đàn bà hàng chài, ta cũng không thể không nhắc đến Phùng, một người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp. Khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho, trong lòng anh xúc cảm trào dâng: rung động, tâm hồn được thanh lọc, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, lôi máy ảnh ra bấm liên thanh…
Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm, có tấm lòng với cuộc đời và con người. Khi chứng kiến cảnh bạo hành, anh sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống để giúp đỡ người phụ nữ tội nghiệp. Lần thứ hai can thiệp anh đã bị thương và vì vẫn còn lo lắng cho người phụ nữ kia anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của chánh tòa án huyện. Ngoài ra, anh còn là người nghệ sĩ luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình. Anh phát hiện ra cái đẹp tuyệt mĩ, nhưng đằng sau cái đẹp lại là cái xấu, là hiện thực trần trụi. Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở xa, khi quan sát với cái nhìn hời hợt. Bởi vậy, cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện. Cùng với đó là bức tranh xuất hiện cuối tác phẩm, đem đến cho người nghệ sĩ Phùng một chiêm nghiệm khác chính là nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.
Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.