Đăng ký

NGỮ VĂN 12: VỢ NHẶT SOẠN NGẮN GỌN, CHI TIẾT, CÓ PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG

1,765 từ Soạn bài

NGỮ VĂN 12: VỢ NHẶT SOẠN NGẮN GỌN, ĐỦ Ý, CÓ TÓM TẮT NỘI DUNG

      Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 tập 2 từ trang 23 đến trang 33. Vợ nhặt soạn của Kim Lân (in trong tập “Con chó xấu xí”) ngắn gọn, súc tích, hỗ trợ tóm tắt nội dung văn bản. 

Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý- CungHocVui

Soạn vợ nhặt ngắn gọn, chi tiết, đủ ý

Tìm hiểu chung:

Tác giả: Kim Lân (1920 - 2007)

  • Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. 

  • Quê quán: tỉnh Bắc Ninh 

  • Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Chủ đề trọng tâm là về nông thôn và người nông dân.

  • Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 

  • Các tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)

Xem thêm: 

Top 5 mở bài vợ nhặt hay nhất

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ nhặt

Tác phẩm: Vợ nhặt

  • In trong tập Con chó xấu xí (1962)

  • Tiền thân của truyện ngắn này là Xóm ngụ cư - viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết nên tác phẩm này.

Tóm tắt nội dung văn bản:

  • Tràng: dân ngụ cư, chàng trai nghèo khổ nhưng hiền lành, sống bằng nghề kéo xe bò thuê. Trong một lần đi kéo xe lên tỉnh thì nhặt được cô vợ với giá 4 bát bánh đúc.

  • Cô vợ nhặt: người phụ nữ không tên, không tuổi, không quê hương. Bị cái đói tha hóa, sẵn sàng làm bất cứ gì chỉ cần có ăn.

  • Bà cụ Tứ: mẹ Tràng. Người phụ nữ mẫu mực, người mẹ tần tảo nuôi con, con người hiền lành giang tay đón nhận cô vợ mà thằng con mình nhặt về.

  • Tình yêu thương len lỏi từ cái nghèo, cái đói. Tình thương cảm hóa được người vợ nhặt. 

  • Kết truyện, ánh sáng từ cách mạng và đảng soi sáng Tràng.

Vợ nhặt soạn: trả lời câu hỏi cuối bài (Hướng dẫn học bài):

Soạn vợ nhặt chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Soạn vợ nhặt chi tiết, đầy đủ ý, ngắn gọn

Câu 1:

      Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 phần.

  1. Từ đầu đến “... cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.”: cảnh Tràng dẫn người vợ nhặt về làng. 

  2. Từ tiếp theo đến “... rồi cùng đẩy xe bò về…”: đầu đuôi cách Tràng nhặt được vợ.

  3. Tiếp đến “... Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”: cảnh nàng dâu ra mắt mẹ chồng. Tình thương của người mẹ nghèo với đứa con.

  4. Phần còn lại: sức mạnh tình thương. Niềm tin vào ngày mai. 

      Cách dẫn dắt tự nhiên, không theo trình tự thời gian, tạo được sự hấp dẫn với người đọc.

Câu 2:

      Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên vì giữa cảnh đói nghèo lúc bấy giờ việc lấy vợ - thêm một miệng ăn trong gia đình là vô cùng xa xỉ.

      Trong nạn đói 1945, hai triệu người chết, tình huống truyện tang tóc. Chàng trai nghèo, xấu, ế vợ lại nhặt được vợ một cách dễ dàng chỉ với 1 lời bông đùa, 4 bát bánh đúc.

      Chính trong tình huống nghèo đói, tận cùng buồn tủi của người nông dân như vậy mới thấy rõ cái tình người, sự lạc quan, niềm tin vào mai của họ.

Câu 3:

Vợ nhặt soạn chi tiết, đủ ý, có tóm tắt nội dung- CungHocVui

Vợ nhặt soạn chi tiết, đủ ý, có tóm tắt nội dung- CungHocVui

      Ý nghĩa nhan đề: người vợ không được cưới về theo phong tục, lễ nghi.

  • Từ nhặt thường để chỉ những vật thừa, không còn cần đến

  • Số phận rẻ rúng của những người dân nghèo thuở ấy. Người con gái để cho người ta nhặt được. Người con trai phải nhặt vợ thay vì cưới.

Câu 4:

      Những phát hiện tinh tế của Kim Lân khi thể hiện niềm khao khát một mái ấm gia đình của Tràng:

  • Từ bông đùa, băn khoăn rồi tặc lưỡi mặc kệ.

  • Vẻ ngoài Tràng rạng rỡ hẳn, “mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”.

  • Sợ vợ bỏ đi vì nhà nghèo, sợ mẹ không nhận con dâu, lựa lời khéo để thuyết phục mẹ, thở phào khi mẹ chấp nhận.

  • Cảm thấy khang khác, xúc động và bắt đầu có ý nghĩ về trách nhiệm.

Xem thêm:

Soạn rừng xà nu chi tiết, ngắn gọn nhất

Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ

Câu  5:

      Tâm trạng bà cụ Tứ:

  • “Ngạc nhiên”, “phấp phỏng” lo sợ. “Đứng sững lại”, không dám tin, nhiều lần nhìn con xác nhận.

  • Vui mừng cũng tủi thân, xót xa. “Nín lặng”, “vừa ai oán vừa xót thương”

  • Thương con, giận mình, mặc cảm cảnh nghèo.

=>       Điển hình của người mẹ Việt Nam có phẩm chất cao đẹp: cả đời lo chồng thương con, trải đời, lạc quan. 

Câu 6:

      Nghệ thuật viết truyện:

  • Thấu hiểu và phân tích tinh tế tâm lí nhân vật.

  • Tính huống truyện độc đáo.

  • Ngòi bút mộc mạc giản dị.

  • Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

      Trên đây là Vợ Nhặt soạn chi tiết, có tóm tắt nội dung văn bản, hỗ trợ trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài được CungHocVui tổng hợp và biên soạn. Chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn.

shoppe