Văn 12: Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài- Chiếc thuyền ngoài xa
Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12. Qua chuyến đi của nhân vật Phùng, tác giả đưa đến người đọc một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hơn thế là một câu chuyện về bi kịch bạo lực gia đình. Trong câu chuyện ấy, vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài đã để lại nhiều ấn tượng, suy ngẫm trong lòng độc giả.
Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài- CungHocVui
Tóm tắt tác phẩm:
-
Nhiếp ảnh gia - Phùng trên đường săn ảnh in lịch Tết. Anh đã có được một bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa”.
-
Tình cờ, Phùng chứng kiến cảnh bạo lực của một gia đình hàng chài: người chồng vũ phu, tàn nhẫn; người vợ nhịn nhục, chịu đựng; đứa con bức xúc với cha vì thương mẹ.
-
Phùng và người bạn chánh án Đẩu đã thuyết phục, muốn giúp người đàn bà ly dị người chồng vũ phu.
-
Phản ứng của người đàn bà đã khiến người tri thức, học rộng biết nhiều như Phùng, chánh án Đẩu phải bất ngờ.
Xem thêm:
Tóm tắt chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất
Top 3 mở bài chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài:
Giới thiệu:
-
Không hề có tên gọi. Chỉ được ám chỉ đến một cách phiếm định: người đàn bà hàng chài, mụ, chị ta,... Một người vô danh như bao người phụ nữ nhỏ bé khác ở vùng biển này.
-
Vẻ ngoài “cao lớn”, “thô kệch”, mặt rỗ vì bệnh đậu mùa. “Khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Tạo hình một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ, chịu đựng vất vả, khổ đau.
-
Số phận luôn kém may mắn. Từ nhỏ đã không được xinh đẹp. Lớn lên không ai lấy vì quá xấu. Sau “có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá”, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống gia đình mưu sinh nhọc nhằn, lại thêm đông con, thuyền chật. Mà cứ khổ quá, lão chồng lại xách chị ra đánh phát cơn tức, cho khuây khỏa cái bực trong lòng lão.
Tính cách, phẩm chất:
Cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp người đàn bà hàng chài chi tiết
-
Dù là “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” người đàn bà hàng chài vẫn nhịn nhục, “không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”. Chị nhận thức được nỗi đau của mình nhưng để sinh tồn thì không còn sự lựa chọn nào khác trong cuộc sống chị cả. Phùng và Đẩu nghĩ rằng việc bỏ tên chồng ác ôn thì chị sẽ được giải thoát. Chị biết có lão ấy thì chị và các con mới có cái ăn. Họ cần “người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Điều này có thể là khó hiểu, khác lạ với Phùng, chánh án Đẩu, với người đọc nhưng với “đám đàn bà hàng chài ở thuyền” thì đây là điều thường tình, hiển nhiên. Có thể ở bờ biển kia cũng có nhiều người đàn hàng chài khác đang chấp nhận hy sinh, nhẫn nhịn sự bạo lực ác nghiệt như vậy hoặc hơn, chỉ để trên thuyền có người đàn ông chèo chống, để không phải chết đói cả nhà. Một câu chuyện đau lòng nhưng thực và bất khả kháng.
-
Chị nghèo tiền, nghèo bạc chứ lòng tự trọng thì không. Lão chồng đánh thì đau đấy nhưng chị không khóc. Chỉ khi trận đòn roi được chứng kiến bời thằng Phác - con chị và nghệ sĩ Phùng - người khách lạ phương xa đến đây, chị đã bật khóc. Chị khóc vì cái đau. Nó không chỉ là đau trên da thịt mà còn cả trái tim. Cái đau xót cho bản thân, thương hại chính bản thân mình, tủi hờn, xấu hổ, nhục nhã đã đè nén chị phải khóc. Nhiều lần bị đánh, chị không muốn trốn chỉ muốn nhanh chóng đưa thằng con mình lên bờ để nó không phải thấy cảnh người mẹ bất lực này chỉ biết đón nhận từng trận đòn roi từ chính người cha ruột của nó. Chị không muốn đám con cũng phải gánh chịu tổn thương giống mình mà hơn cả là không muốn nó vì thương mẹ lại thành thằng bất hiếu với cha. Không may, điều gì đến cũng phải đến. Khi biết con đã nhìn thấy cảnh tượng ấy, tủi nhục là một, chín phần còn lại là chị thấy tội khi làm tổn thương tâm hồn đứa nhỏ ấy, nó có biết gì đâu.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Bài cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa chi tiết, hay nhất
Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong chiếc thuyền ngoài xa
-
Có thể chị đã từng nghĩ đến việc bỏ chồng. Vì ta thấy khi nhắc đến việc ấy, chị đã ngay tức khắc từ chối mà không chần chừ suy nghĩ. Chị đã nghĩ, nghĩ nhiều nữa là đằng khác. Do đó chị biết rất rõ sự khổ cực nếu không có người đàn ông trên thuyền, sẽ không ai chèo chống khi bão tố, không ai cùng nuôi dạy chục đứa con nhỏ. Chị xin chấp nhận bị đánh để mình và các con có thể sống, lớn lên và một mong muốn nhỏ nhoi là lão có thể đánh chị ở trên bờ. Ở trên bờ, lão muốn đánh chị bao nhiêu cho thỏa giận cũng được, miễn là đừng để lũ con phải chứng kiến cảnh đó. Gánh trên mình nỗi đau thể xác, tâm trí chị cứ cố chắt lọc, nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời mình “ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái nhà tôi sống hòa thuận, vui vẻ”, “vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” Vẻ ngoài chị thô kệch, xấu xí thật đấy nhưng không thể phủ nhận chị thật sự là người phụ nữ hiểu lẽ đời, bao dung, hy sinh, giàu nghị lực và trân trọng khoảnh khắc nhỏ trong cuộc sống.
=> Nhẫn nhục, yếu đuối là vì một bản năng sinh tồn mãnh liệt, tình mẫu tử thiêng liêng. Đối lập vẻ ngoài, người đàn bà hàng chài có một tâm hồn đẹp đẽ, mềm dịu, ấm áp và là người mẹ vĩ đại.
Trên đây là gợi ý vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 12 tập 2. Chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn.