So sánh nhân vật Mị và Thị qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ Nhặt”
So sánh nhân vật Mị và Thị qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ Nhặt”
Mị và Thị là những hình ảnh đại diện cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại xã hội xưa. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ Nhặt”, chúng ta đã có thêm những góc nhìn sâu sắc về số phận của người phụ nữ cũng như những vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn bị vùi lấp trước bi kịch cuộc đời. Cùng cunhocvui so sánh nhân vật Mị và Thị để hiểu thêm chi tiết về hình ảnh người phụ nữ xưa nhé!
So sánh nhân vật Mị và Thị thông qua hai tác phẩm
Mở bài: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa qua so sánh nhân vật Mị và Thị
Xuyên suốt nền văn học Việt, nét đẹp của người phụ nữ như một nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Từ cổ chí kim với hình ảnh nàng Kiều tài hoa cùng khát vọng sống mãnh liệt trước số phận bạc mệnh; đến một chị Dậu bị xã hội nửa phong kiến vùi dập đến túng quẫn giữa màn đêm không tìm thấy lối thoát. Số phận bi thảm đầy sự bất công, cay đắng tủi nhục ấy lại chẳng thể vùi lấp đi vẻ đẹp nơi tâm hồn ẩn chứa nơi trái tim họ.
Vợ chồng A Phủ” với nhân vật Mị và “Vợ nhặt” với nhân vật Thị cũng là những người phụ nữ với nét đẹp tâm hồn tài hoa, không đầu hàng trước số phận như vậy. Dù hoàn cảnh bi thương khác nhau nhưng giữa những tầm thường cuộc đời, vẻ đẹp của họ vẫn được Tô Hoài và Kim Lân khắc họa sâu sắc, để lại những rung cảm khó có thể phai mờ trong lòng độc giả.
Xem thêm:
Phân tích giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Thân bài so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt từ số phận đến tính cách
Sự tương đồng về nỗi đau bị đẩy đến bước đường cùng trong so sánh nhân vật Mị và Thị
Sư tương đồng khi so sánh nhân vật Thị và Mị
Khi so sánh nhân vật Mị và Thị, ta nhận ra đây đều là đại diện cho những người phụ nữ ở tầng lớp thấp của xã hội lúc bấy giờ. Tuy “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nhưng cuộc đời của họ đều là một tấn bi kịch, thân phận thấp cổ bé họng, số phận “bèo dạt mây trôi”, túng quẫn vẫy vùng trong tuyệt vọng.
Nhân vật Mị - một đóa hoa vùng Tây Bắc hội tụ được những nét đẹp tâm hồn của người miền núi: Đẹp người, đẹp nết, cần cù, hiếu thảo và rất mực tài hoa. Ấy vậy mà đóa hoa tuyệt sắc đó lại phải gánh chịu kiếp sống giam cầm, trở thành một “cô con dâu gạt nợ”. Dưới sự áp bức đầy cường quyền thần quyền cùng hủ tục đè nặng, Mị gần như trở nên tê liệt. Cô trở nên mất sự phản kháng, trở nên con cam phận “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Cô là một con người bằng xương bằng thịt nhưng lại chẳng thể tự quyết định số phận của mình. Vì cha mà Mị chẳng thể đành lòng mà tự vẫn, vì A Sử mà cô không thể đi chơi trong đêm tình mùa xuân. Danh nghĩa là con dâu cả nhưng thật ra lại là nô lệ mãn đời cho ngôi nhà ấy. Sự cam chịu đến thống khổ đã biến cô gái Mông sức sống mơn mởn và trở thành một con người lầm lũi, túng quẫn, héo hắt.
Tuổi xuân của Mị đã bị giam cầm như chính thân xác của Mị. “Ở lâu trong cái khổ Mị quen với nó rồi” Cuộc đời Mị vẻn vẹn chỉ còn thu lại bằng chiếc cửa sổ “mờ mờ, trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Một xã hội hiện thân mà kẻ thống trị nắm giữ mọi quyền hành còn những người thấp hơn bị coi như cỏ rác.
Không phải là kiếp sống giam cầm, mất tự do như Mị nhưng Thị trong “Vợ nhặt” lại phải lâm vào hoàn cảnh lay lắt giữa sự sống và cái chết, vật vờ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Vì cái đói cái túng quẫn đeo bám, Thị trở thành một con người không còn gì cả. Không có tên, cũng chẳng có gốc gác, cô “gầy vêu rách như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” không quá khứ, mất luôn cả lòng tự trọng. “Thị gầy xọp” “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt” chỉ nhìn đập vào mắt người đọc “hai con mắt trũng hoáy”. Tất cả các chi tiết đó không khiến chúng ta bàng hoàng và liên tưởng đến một bóng ma vật vờ không có sức sống.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ chồng A Phủ
Top 3 cách mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất
Thị trải qua cuộc sống lê la, nay đây mai đó, chỉ sống qua ngày chứ chẳng còn tha thiết đến ngày mai. Vì vậy, cô nhanh chóng víu lấy nhân vật Tràng mà nào có cần nghĩ suy. Cái đói không chỉ vùi lấp sức sống vẻ ngoài của thị mà còn tàn tạ cả tính cách. Vì đói mà thị trở nên “chao chát”, “chua ngoa, đanh đá”. Thị “cong cớn”, “sưng sỉa” khi nói chuyện.
Cái đói khiến thị quên đi cả lòng tự trọng của một con người. Thấy cái ăn trước mặt, thì chẳng ngần ngại mà “sà xuống cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Thị rơi vào bi kịch theo không người ta về làm vợ chỉ để có cái ăn. Hoàn cảnh xô đẩy đã khiến tất cả bị che lấp, chẳng còn lòng tự trọng và vẻ đẹp nơi tâm hồn nữa. Xã hội khiến một người con gái tàn lụi như một cái xác không hồn.
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi so sánh Mị và Thị
Vẻ đẹp tâm hồn khi so sánh hai nhân vật Mị và Thị
Cùng cực là thế, đớn đau là thế nhưng ẩn sâu bên trong họ, khát vọng sống vẫn luôn âm ỉ cháy. Dù tưởng chừng đã ở đáy vực của sự tuyệt vọng, nhưng cả Thị và Mị lại luôn khát khao được sống, được tự do là chính mình, sống một cuộc đời đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại. Khát vọng sống được thể hiện qua những cách khác nhau khi ta so sánh nhân vật mị và thị. Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài và Kim Lân phác họa sâu sắc nỗi đau cuộc đời họ, nhưng chẳng thể làm mờ đi sức sống mãnh liệt trong họ.
Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, âm ỉ cháy suốt mạch chuyện. Tựa như một cây cỏ dại, tuy mỏng manh, yếu ớt nhưng bền bỉ, quật cường. Lần thứ nhất, nó trỗi lên mạnh mẽ lúc Mị mới trở thành con dâu gạt nợ. Tủi cực, buồn bã dồn đọng, Mị định ăn lá ngón tự tử. Nàng ý thức được sự tự do, vận mệnh của bản thân mình đã bị tước đi và trao cho kẻ khác. Tìm đến cái chết lúc đó mặc dù theo nghĩa tiêu cực như là một cách chạy trốn, giải thoát Mị khỏi những ràng buộc và khổ đau. Nhưng đó có lẽ chính là cách phản kháng mạnh mẽ nhất Mị có thể làm được lúc bấy giờ, là sự khẳng định cho khát vọng sống tự do của Mị.
Lần thứ hai, nó được thể hiện trong đêm tình mùa xuân. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi nhen nhóm cháy khi tiếng sáo của trai làng gọi bạn tình mỗi mùa xuân đến. Mị nhớ da diết những ngày tháng tươi đẹp trong quá khứ. Từ tâm trạng, Mị chuyển thành hành động: Mị uống rượu. Mị lấy rượu uống “ừng ực từng bát một”, tưởng như uống những khao khao trong lòng, quên đi những căm hận, buồn khổ.
Tác động cảm xúc và men rượu đã khiên Mị thoát khỏi sự vô cảm bấy lâu. “Phơi phới đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “Thắp sáng niềm tin, giã từ bóng tối” “trong lòng đột nhiên vui sướng! Mị trẻ lắm. Mị muốn đi chơi”. Thậm chí khi A Sử thản nhiên chà đạp ước mơ của Mị, trói nàng vào cột. Trong căn phòng tối như hũ nút, khát khao đó vẫn cháy “như không đang biết mình đang sợ bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”. Nỗi đau thể xác đã chẳng thể nào đè bẹp khát khao ấy.
Xem thêm:
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ nhặt chi tiết
Tất cả những nhân tố ấy như nhen nhóm từng chút, từng chút một, để rồi khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, sức sống ấy đã bùng cháy quyết liệt, mạnh mẽ. Chính niềm đồng cảm giữa những con người cùng túng khổ đã lấn át tất cả, trong phút chốc làm tan biết cả nỗi sợ và cái chết rình rập, Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động cởi trói cho A Phủ hay cũng chính là Mị cởi trói cho cuộc đời mình.
Mị đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết, giữa lựa chọn nhẫn nhịn và khao khát được sống một cuộc đời đúng nghĩa của một con người. Và niềm khát khao sống đã chiến thắng. Mị đã chọn kết thúc những thống khổ trong lòng, chọn kết thúc quãng đời đày ải, tối tăm trước đây để học cách bắt đầu một cuộc đời mới.
Khi so sánh nhân vật mị và thị, ta thấy rất nhiều điểm tương đồng. Phía sau tình cảnh vất vưởng, nhân vật Thị vẫn âm ỉ khát vọng sống mãnh liệt. Thị sẵn sàng đồng ý theo Tràng làm vợ cũng chỉ là vì để được sống chứ không phải là lẳng lơ. Dù là đánh mất tôn nghiêm, tự trọng, nhưng đó là tất cả nỗ lực khát khao để có được miếng ăn, để được sống. Dẫu có rẻ mạt và tầm thường, chỉ với bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, một thúng con là bán rẻ bản thân, nhưng để tồn tại thì còn ý chí nào mạnh mẽ, quật cường hơn thế?
Thị nào có biết Tràng là người như thế nào? Xấu tốt ra sao? Thi đánh đổi cả đời mình vào một canh bạc. Lúc thị về đến nhà Tràng, chứng kiến “ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, cô nàng bèn “nén một tiếng thở dài”. Tưởng chừng trong tiếng thở dài chỉ có sự ngao ngán, thất vọng, ấy thế nó còn chứa đựng bao lo lắng cho tương lai ngày mai. Mị trở nên trách nhiệm với mái ấm nhỏ của mình, Mị bắt đầu mơ, bắt đầu tin vào một cái kết lạc quan ở phía trước.
So sánh Vợ nhặt và vợ chồng A Phủ
Mà trên đời này có hy vọng nào mà chẳng đi cùng sợ hãi. À thì ra, dẫu Thị có thể hiện bao nhiêu chua chát, đanh đá, nàng vẫn là một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, biết lo toan, chăm chút cho mái ấm của mình. Không chỉ thế, thị còn thể hiện bao nhiêu nét đẹp gia giáo khi gặp bà cụ Tứ. Nàng trở nên e thẹn, dè dặt, chỉ dám “ngồi mớm” vào mép giường, hơn nữa còn rất ý tứ, cung kính trong chào hỏi với mẹ chồng. Đến Tràng cũng bất ngờ và “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Phải chăng tình thương giữa người với người thật sự có sức mạnh diệu kỳ cảm hóa con người thị?
Trong bữa cơm, dẫu chỉ có “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, nhưng Thị lại chẳng hề khó chịu, so đo. Nàng đã mang hơi ấm gia đình đến cho ngôi nhà, sưởi ấm tâm hồn của một Tràng cục mịch, sưởi ấm cả khuôn mặt “bủng beo u ám” của bà cụ Tứ để hôm nay trông bà “rạng rỡ hẳn lên”. Dẫu là những nhân duyên chắp vá và chẳng thể nào hoàn mỹ, nhưng tất cả những nỗ lực để sống, để tồn tại của Thị giúp thay đổi và tiếp thêm lửa cho gia đình nhỏ này.
Kết bài so sánh nhân vật Mị và Thị thông qua hai tác phẩm
So sánh nhân vật Mị và Thị, dù hoàn cảnh khác nhau, nỗi bi ai thống khổ khác nhau nhưng vẻ đẹp ẩn chứa bên trong trái tim người phụ nữ đều sáng lấp lánh. Một người con gái kiên cường phá bỏ xiềng xích giam hãm mất tự do để sống một cuộc đời mới hay một người vợ vứt đi cái tôi để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tất cả đều thể hiện nội lực sinh tồn mạnh mẽ không gì dập tắt được. So sánh nhân vật mị và thị ta nhận ra Kim Lân và Tô Hoài đã tài tình khắc họa chân dung người phụ nữ trong xã hội mới với những phẩm chất tốt đẹp. Đó cũng chính là lời kêu gọi của cách mạng, của chủ nghĩa nhân đạo luôn tồn tại và cháy trong tim mỗi người phụ nữ Việt suốt hàng ngàn năm qua.