Trọn bộ nội dung lý thuyết về tia X
Cùng với Cunghocvui đi vào tìm hiểu chi tiết nội dung kiến thức về tia x trong chương trình vật lý lớp 12 ngay thôi! Bài viết không chỉ đưa ra cho bạn khái niệm tia x là gì mà còn đưa mở rộng thêm về nhiễu xạ tia x, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn.
I) Khái niệm
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm tia x, ta đi tìm hiểu khái quát về nhiễu xạ tia x là gì?
1) Khái niệm nhiễu xạ tia x
Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chìm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể của chất rắn do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể tạo nên các cực đại và cực tiểu nhiễu xạ.
2) Khái niệm tia x
Bức xạ phát ra khi chùm tia electron đập vào vật rắn được gọi là tia X. Vào năm 1895, tia X được nhà vật lý học người Đức tên là Rơn - ghen tìm ra.
II) Tia X
Ở phần này, Cunghocvui và bạn sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về tia x, chỉ rõ tính chất, tác hại của tia x, ứng dụng của tia x và biết được tia x được tạo ra bằng cách nào.
1) Tính chất
- Có tính đâm xuyên mạnh.
- Có tác dụng lên kính ảnh và làm đen kính ảnh để chụp cắt lớp
- Giúp cho một số chất phát quang.
- Không khí được ion hóa.
- Tác dụng sinh lý và hủy diệt tế bào sống.
2) Bản chất
Từ \(10^{-11} m\) đến \(10^{-8}m\) là giá trị bước sóng của tia x.
- Tia X cứng là những tia có bước sóng từ 0,01nm đến 0,1nm và chúng có tính đâm xuyên mạnh hơn.
- Những tia X có bước sóng từ 0,1nm đến khoảng vài nm có tính đâm xuyên yếu hơn được gọi là tia X mềm.
3) Cách tạo ra tia X
Ngày trước người ta tạo ra tia X bằng ống Rơn-ghen, sau này người ta dùng ống Coolidge.
a) Ống Rơn-ghen
- Cấu tạo: là một bình cầu, chứa áp suất thấp bên trong có ba điện cực
- Catot
- Anot
- Đối catot (điện cực)
- Nguyên lí hoạt động
Đặt một hiệu điện thế không đổi (khoảng vài chục kV) vào giữa anot và catot thì electron bật ra từ catot với lực mạnh. Tia X phát ra khi electron đột ngột bị hãm lại và đập vào đối cực âm.
Lúc này tia X được gọi là bức xạ hãm.
b) Ống Coolidge
- Cấu tạo
Ống Coolidge có dạng bình hình cầu, bên trong là chân không và 2 điện cực
- Catot
- Một dây tim để nung nóng catot được cấp điện nhờ một nguồn điện năng.
- Anot
- Nguyên lí hoạt động
Đặt một hiệu điện thế (khoảng 120 kV) xoay chiều (một chiều) vào hai cực của ống Coolidge thì electron được tăng tốc mạnh, đập vào anot. Sau đó, electron xuyên sâu vào lớp vỏ nguyên tử của chất làm anot, tương tác với các lớp electron ở các lớp trong cùng làm phát ra tia X.
4) Ứng dụng
- Với ứng dụng của tia x trong y học: điều trị ung thư nông, gần da, diệt khuẩn,...
- Dùng để chụp điện, chiếu điện.
- Các vết nứt bên trong sản phẩm đúc mà mắt thường không nhìn thấy được thì người ta sẽ dùng tia x để dò tìm.
- Ngoài ra tia X còn được dùng trong kiểm tra hành lý ở sân bay.
- Để nghiên cứu cấu trúc mạng tinh thể
III) Luyện tập
Câu 1: Tia X được ứng dụng nhiều nhất là nhờ có
A. Khả năng xuyên qua nhiều chất liệu như: vải, gỗ, các cơ mềm.
B. Tác dụng làm đen phim.
C. Giúp làm phát quang nhiều chất.
D. Hủy diệt tế bào ung thư.
Chọn A
Câu 2: Khi xuyên qua các lá kim loại tia X
A. Xuyên qua một cách dễ dàng với mọi kim loại, và mọi tia.
B. Việc xuyên qua sẽ khó nếu bước sóng càng nhỏ.
C. Sẽ dễ dàng nếu kim loại có nguyên tử lượng càng lớn.
D. Bước sóng càng nhỏ thì càng dễ
Chọn D
Câu 3: Chọn số phát biểu đúng về nguồn phát ra tia Rơn - ghen.
(I) Chiếc bàn nà được nung nóng.
(II) Ngọn nến đang cháy
(III) Con đom đóm phát ra ánh sáng từ đuôi.
(IV) Màn ảnh của mày thu hình.
A. (I).
B. (I) và (II).
C. (IV).
D. (II) và (III)
Chọn C
Câu 4: Chiếu điện và chụp điện được áo dụng từ tính chất nào sau đây của tia Rơn-ghen?
A. Giúp phát quang một số chất.
B. Kính ảnh được tác dụng mạnh lên.
C. Có tính đâm xuyên mạnh.
D. Tất cả.
Chọn C
Câu 5: Trong hai tia Rơn-ghen và tia X, đâu là sóng điện từ có bước sóng
A. > tia hồng ngoại.
B. < tia tử ngoại.
C. rất nhỏ, không đo được.
D. vì không tạo được hiện tượng giao thoa nên không đo được.
Chọn B
Trên đây là bài viết Cunghocvui đã tổng hợp được về tia x, nếu thấy bài viết hữu ích hãy share để mọi người cùng học tập nhé! Đừng quênđể lại những ý kiến, thắc mắc của bạn ỏ phía dưới comment nhé!