Đăng ký

Phân tích vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù

2,334 từ

Phân tích vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù

1. Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa - khí phách. Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mĩ để tìm ra và lưu giữ lại cho đời những vẻ đẹp của một thời vang bóng. Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời xuất bản năm 1940, nói lên một vẻ đẹp chói lòa, rực rỡ, vẻ đẹp của hìnn tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù nổi tiếng của ông.

2. Nhân vật Huấn Cao được sáng tạo từ một nguyên mẫu có thực trong cuộc đời: đó là nhà thơ Cao Bá Quát anh hùng khí phách lại nổi tiếng viết chữ đẹp một thời. Nguyên mẫu vốn đã đẹp, nhưng khi đi vào tác phẩm, nhờ điển hình hóa nghệ thuật, đã trở thành một hình tượng nhân vật lung linh tỏa sáng với ba vẻ đẹp rực rỡ chói lòa: vẻ đẹp tài hoa; của khí phách hiên ngang bất khuất, của “thiên lương” trong sáng. Ba vẻ đẹp này không tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽ với nhau để làm nên vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân. Và nhà văn, với nghệ thuật già giặn, khi miêu tả trực tiếp, lúc miêu tả gián tiếp, lúc đặc tả thành ấn tượng nổi bật, luôn đặt nhân vật vào những tình huống để thử thách và trong quan hệ đối sánh với viên quản ngục và thầy thơ lại... tất cả đã làm bật lên vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.

a) Huấn Cao là một con người tải hoa khác thường. Ông viết chữ rất đẹp. Đây là viết chữ Hán, một nghệ thuật, một thú chơi tao nhã của người xưa gọi là thư pháp. Người ta treo chữ đẹp (hoặc viết trên lụa, hoặc khắc trên gỗ phủ sơn mài) trong nhà, nơi trang trọng nhất như treo những bức họa quí.

Tài viết chữ của Huấn Cao như thế nào, cứ xem thái độ của viên quản ngục thì rõ: “Biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (...) có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời”. Tất nhiên, chữ ông Huấn Cao phải đẹp lắm, quí lắm thì viên quản ngục và thầy thơ lại mới phải kiên trì và dụng công đến như thế trong cách đối xử “biệt nhỡn” đối với ông để được ông cho chữ. Mà đâu phải chỉ có kiên trì và công phu. Còn phải dũng cảm nữa. Bởi vì biệt đãi một tên tử tù là một việc làm rất nguy hiểm. Mới biết chữ ông Huấn Cao đẹp đến chừng nào qua ước mơ và hành động của viên quản ngục.

b) Huấn Cao là một con người có khí phách khác thường. Một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường mà không hề tỏ ra nao núng, vẫn ung dung đường hoàng. “Đến cái cánh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là...”. Khí phách anh hùng của Huấn Cao cũng được làm nổi rõ trong mối quan hệ với viên quản ngục. Viên quan coi tù này hoàn toàn có quyền dùng những thủ đoạn tàn bạo đối với ông, nhưng ông chẳng những không sợ mà còn “cố tình làm ra khinh bạc đủ điều”. Ngục quan vào gặp ông trong nhà giam “khép nép” hỏi: “Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi cố gắng chu tất”, ông đã trả lời thẳng: “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây”. Một tử tù mà đáp lại lời cầu xin của ngục quan như vậy, xưa nay thật hiếm có. 


Nhưng quản ngục chẳng những không nổi nóng mà còn tỏ ra kính nể hơn nữa, bởi vì “y cũng thừa hiểu những con người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”,

c) Tuy nhiên Huấn Cao không phải là một con người có trái tim bằng thép. Đúng là tiền bạc và quyền thế không lung lạc được ông, Ngay cả việc cho chữ cũng vậy, ông đã nói: “Ta nhất sinh không phải vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. Cho nên khi tưởng rằng người quản ngục trong các trại giam này cũng giống như mọi tên quản ngục khác, nghĩa là kẻ đại diện thô bạo của quyền lực phi nghĩa, thì ông tỏ ra hết sức cứng rắn. Nhưng khi hiểu rằng đây là một tâm hồn trong sáng lạc vào giữa đám người “cặn bã”, ông liền thay đổi thái độ. Và ta hiểu ông cho chữ ngục quan không chỉ vì mục đích chơi chữ đơn thuần, mà chủ yếu là cho chữ để cứu người, cứu một con người đã lầm đường lạc lối, như ta đã thấy trong cảnh cho chữ ở cuối truyện.

d) Ba vẻ đẹp nói trên - tài hoa, khí phách, thiên lương - của nhân vật đã được đẩy lên đến đỉnh cao và bộc lộ sáng lòa trong hình tượng lẫm liệt của Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Cảnh cho chữ được nhà văn đặc tả thành “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở chốn đã tôn cao vẻ đẹp của nhân vật và bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm:

Đoạn văn đã sử dụng thành công bút pháp đối lập: Đối lập ánh sáng và bóng tối, cái đẹp và sự bẩn thỉu hôi hám. Và người tử tù, tuy cổ đeo gông, chân vướng xiềng, nhưng tư thế thì hiên ngang lồng lộng trước sự khúm núm đầy cảm phục của người quản ngục. Đó là sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương kết tinh cao độ ở hình tượng lẫm liệt của Huấn Cao đối với bóng tối, sự nhơ bẩn của xã hội phi nghĩa.

Và khi người quản ngục vái người tù một cái, chắp tay nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” thì không phải chỉ là tạ ơn người đã cho chữ mình mà vái một nhân cách đẹp: vẻ đẹp của tài hoa, của khí phách anh hùng và của thiên lương trong sáng cao cả.

3. Ba vẻ đẹp trên đây hội tụ ở một con người đã làm nên vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng trong tác phẩm của Nguyễn Tuân: Con người tài hoa, Khí phách. Với hình tượng Huấn Cao. Nguyễn Tuân đã sáng tạo được một nhân cách kiên dũng, bất khuất trong vị thế một người tử tù trong một truyện ngắn trang nghiêm, cổ kính. Hình tượng ấy, không chỉ biểu lộ cái tài, mà còn biểu lộ sâu sắc cái tâm hướng thiện - hướng mĩ của nhà văn lớn Nguyễn Tuân.

shoppe