Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và bài mẫu
Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân có dàn ý
Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ để thấy được khát vọng sống và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đặc biệt là dân tộc miền núi trong xã hội lúc bấy giờ. Cùng tham khảo ngay dàn ý và bài phân tích chi tiết
Phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân
Dàn ý bài văn phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân
Mở bài phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Vài nét về cuộc đời nhân vật Mị (trước đêm tình mùa xuân)
+ Trước khi làm dâu gạt nợ
-
Vốn là người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo và kèn lá.
-
Mị “có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị”.
-
Mị đã từng yêu và được yêu, nàng cũng biết hồi hộp và khao khát trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu.
-
Mị là người con hiếu thảo và siêng năng chăm chỉ.
-
Nàng luôn ý thức được giá trị của cuộc sống tự do => chấp nhận làm nương ngô trả nợ thay bố.
Xem thêm:
Cảm nhận nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ
+ Khi bị bắt về làm dâu gạt nợ
-
Mị bị ép làm con dâu nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ.
-
Về làm dâu Mị “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, cảm thấy tủi nhục và đắng cay, nàng cảm thấy uất ức cho số phận của mình.
-
Mị muốn tự tử bằng lá ngón nhưng thương cha nên chấp nhận sống kiếp trâu ngựa cho nhà thống lý.
+ Sau khi làm dâu vài năm
-
Khi cha mất thì tâm hồn Mị chai sạn và không muốn sống chết nữa rồi.
-
Mị tưởng chừng rằng mình là con trâu, con ngựa của nhà thống lý.
- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Sự tác động của ngoại cảnh
-
Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp
-
Mị ngắm nhìn khung cảnh xung quanh mình, lắng nghe những âm thanh và thấy thiết tha bồi hồi.
Phân tích Mị đêm tình mùa xuân
+ Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân và cuộc sống của Mị
-
Vào ngày tết Mị lén uống rượu, nàng say và mơ về quá khứ, nàng say sưa với tiếng sáo gọi bạn tình.
-
Mị nhận thức được sự tồn tại của chính mình, nàng “thấy phơi phới trở lại”, nàng nghĩ “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”=> khát khao được sống, được tự do với cuộc sống của chính mình.
+ Cuộc trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân
-
Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: Mị muốn đi chơi tết và muốn chấm dứt sự tù đày, chọn cho mình cuộc sống tự do.
=> Tâm hồn chai sạn của Mị trổi dậy, Mị luôn có một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Mị nổi loạn, mặc dù sự nổi loạn của Mị không thể nào giải thoát được số phận của nàng. Tuy nhiên đây chính là nền tảng nhen nhóm sự bùng nổ của ngọn lửa sức sống trong nàng.
Kết bài
- Tổng kết lại về nội dung và nghệ thuật của vấn đề nghị luận.
Bài văn chi tiết phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân
Mở bài
Nhà văn Tô Hoài đã khẳng định: “Nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật của mình. Nhà văn nói bằng nhân vật, nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề và tinh thần tác phẩm.” Đúng như vậy, nhân vật làm nên tâm hồn của văn chương. Và nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài là một tác phẩm như vậy. Hình ảnh nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân đã góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Xem thêm:
Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Thân bài phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân:
Nhà văn Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện hấp dẫn về loài vật mà ông còn là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là giai đoạn sau cách mạng. Ở giai đoạn này, ngòi bút của ông chủ yếu tập trung nhiều vào số phận của những người nông dân miền núi Tây Bắc. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một trong ba tác phẩm in trong Truyện Tây Bắc, tác phẩm được giải nhất, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.
Vợ chồng A Phủ tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi Tây Bắc lúc bấy giờ. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc nơi đây. Dưới chế độ thống trị tàn bạo của bọn thống lí, những con nợ như A Phủ hay Mị là những “kiếp trâu ngựa”, khốn khổ, nhục nhã, ê chề. Họ chính là những người sống ở một địa ngục nơi trần gian chỉ đợi đến ngày chết mới có thể gại được nợ. Tác phẩm đồng thời cũng làm sáng lên nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ và mãnh liệt, luôn khát khao được sống tự do hạnh phúc, điều này thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.
Tại sao sau bao nhiêu Mị năm sống lầm lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa, nàng đã chai sạn và chấp nhận cuộc sống chẳng bằng trâu, bằng ngựa, mà sức sống của Mị lại được hồi sinh trong đêm tình mùa xuân? Phải chăng vì không khí mùa xuân đã đến bất ngờ cùng hội xuân, những sắc váy áo xúng xính rực rỡ và những cuộc chơi đã tác động đến Mị?
Ngược theo dòng quá khứ trở lại với cuộc sống tự do ngày trước, Mị vốn là người con gái xinh đẹp, có tài thổi sáo và kèn lá. Nàng được rất nhiều người theo đuổi, “có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị”. Mị là cô gái đã từng yêu và được yêu, nàng cũng biết hồi hộp và khao khát trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu. Và nàng Mị chính là người con hiếu thảo và siêng năng chăm chỉ, luôn ý thức được giá trị của cuộc sống tự do nên nàng sẵn sàng chấp nhận làm nương ngô trả nợ thay bố.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: diễn biến tâm trạng và hành động
Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết
Tuy nhiên, vì nợ nần nhiều quá, dưới ách thống trị của bọn thống lí, Mị bị ép làm con dâu nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ. Khi về làm dâu “hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, cảm thấy tủi nhục và đắng cay, nàng cảm thấy uất ức cho số phận của mình. Mị muốn tự tử bằng lá ngón nhưng thương cha nên chấp nhận sống kiếp trâu ngựa cho nhà thống lý.
Có lẽ, tiếng sáo gọi bạn tình vốn đã quen thuộc với người dân Hồng Ngài, họ dùng tiếng sáo để bày tỏ tình yêu, nói lên nỗi lòng mình. Tiếng sáo như một liều thuốc thần tiên khiến Mị quay lại quá khứ của mình, đưa nàng theo những cuộc vui chơi tuổi trẻ. Chính tiếng sáo đã tác động hết sức mạnh mẽ đến sức sống tiềm tàng trong người con gái chai sạn cảm xúc này. Bên cạnh tiếng sáo, rượu cũng là một yếu tố làm cho Mị có sự thay đổi. Nàng “uống ực từng bát, uống như một tên sâu rượu”, nàng uống rượu để quên đi hiện tại khốn khổ, nhục nhã, uống cho say, say để không phải nhớ đến một tương lai mù mịt.
Từ những chất xúc tác ấy, cùng bản chất mạnh mẽ, và sự sống tràn đầy, Mị đã hồi sinh được cảm xúc của mình trong đêm tình mùa xuân. Khi ghe tiếng sáo, Mị cảm thấy tha thiết, bồi hồi. Mị nhớ về những ngày tháng tươi đẹp khi chưa phải làm con nợ. Từ những hồi ức đẹp đẽ, hạnh phúc ấy, Mị cảm thấy phơi phới trở lại và nhận ra “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”.
Như vậy, trong suốt thời gian vừa qua tại nhà thống lí Pá Tra, Mị không biết mình rằng mình đang sống hay chỉ là đang tồn tại như một cái xác. Thế nhưng trong đêm tình mùa xuân này, nàng mới chợt tỉnh và nhận thức được rằng mình vẫn còn trẻ và mình cần phải sống, phải làm điều mà mình thích. Kể từ khi bị gả về nhà thống lí Pá Tra, Mị làm vợ A Sử, Mị làm không bằng con trâu, con ngựa chính vì vậy Mị đều không đi chơi xuân, dù những người đàn bà khác đã có chồng khác vẫn được đi chơi.
Mị muốn đi chơi, Mị còn trẻ, Mị không còn muốn sống yên phận trong căn phòng kín mít chỉ có một ô cửa sổ nhỏ, hằng ngày nhìn ra không biết rằng sáng hay tối. Mị bắt đầu sửa soạn, lấy chiếc váy hoa, nàng cho thêm mỡ vào đèn để thắp sáng căn phòng tăm tối và quấn tóc lên. Đây được xem như là những hành động phản kháng của Mị. Mị đã bắt đầu có những phản ứng tích cực với cuộc sống, đã hồi sinh cảm xúc trong bản thân mình.
Phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân
Thế nhưng cuộc đời thật lắm éo le, ngay khi ngọn lửa sức sống trong đang bùng cháy mạnh mẽ thì lại bị dập tắt bởi A Sử - con trai thống lí Pá Tra và cũng là chồng Mị. A Sử đột nhiên về nhà và hắn ta thấy lạ khi thấy Mị sửa soạn đi chơi. Hắn ta đã trói Mị lại, lấy tóc Mị quấn quanh cột nhà, không cho Mị cử động. Dù bị trói, nhưng hơi rượu vẫn còn rất nồng nàn trong Mị, nó chi phối lí trí nàng.
Tiếng sáo gọi bạn tình của ai đang thổi ngoài kia như đang gọi cô tỉnh dậy, bất giác Mị bước đi, nàng muốn đi theo tiếng sáo ấy, đây mới chính là cuộc sống mà đáng lẽ ra nàng phải được hưởng. Tuy nhiên, dây trói cứa vào da thịt, nỗi đau thể xác khiến con người ta bừng tỉnh. Mị đành lòng quay trở lại sự thật rằng mình sống làm con nợ nhà thống lí, chết làm ma nhà thống lí.
Với diễn biến tâm trạng vừa phức tạp vừa hợp lí, Mị đã thực hiện cuộc nổi loạn và cho thấy được sự phản kháng mạnh mẽ của người phụ nữ sống trong cảnh tù đày của bọn thống lí ác ôn miền Tây bắc ấy... Mặc dù chỉ mới nổi dậy về mặt tinh thần, còn về mặt thể xác chưa thành công, khát vọng hạnh phúc vẫn chưa thể thành hiện thực, nhưng đây là dấu mốc đánh dấu cuộc giải thoát của Mị trong đêm tình mùa xuân lại mang ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nó cho thấy rằng sự ẩn náu đằng sau con người bị nô lệ hóa, tưởng chừng như bị chai sạn nhưng vẫn mang trong mình sự tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Đây đồng thời là khát vọng hạnh phúc tự do nhưng cũng chính là “bản cáo trạng” mang giá trị tố cáo, phê phán sâu sắc mà tác giả gửi gắm.
Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí hết sức chặt chẽ và liên kết mạch thiết, cùng với việc sử dụng ngôn ngữ giản dị và thông dụng, Tô Hoài vẽ lên trước bạn người đọc hình ảnh người người mạnh mẽ, tuy bị vùi dập và trơ lì cảm xúc nhưng sâu thẳm bên trong vẫn tiềm tàng ẩn chứa sự sống mãnh liệt, đang chờ cơ hội để hồi sinh, để làm điều mình thích.
Phân tích Mị qua chi tiết trong đêm tình mùa xuân
Kết bài
Đời sống con người là hữu hạn trước dòng chảy vô hạn của thời gian nhưng văn chương mãi bất tử như cây đời mãi mãi xanh tươi. Truyện ngắn của Tô Hoài không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của con người Tây Bắc mà còn khơi dậy trong lòng người đọc niềm tin vào sức sống bất diệt: “Dù người ta có nói thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống vẫn luôn tốt đẹp”…..
Trên đây là dàn ý và bài văn chi tiết phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Với bài này, CungHocVui hi vọng các bạn sẽ tìm được cho mình một bài văn tham khảo phục vụ cho việc học tập và ôn tập của các bạn. Chúc các bạn học tốt!