Nghị luận văn học vợ chồng A Phủ Tô Hoài hay nhất: Văn mẫu lớp 12
Nghị luận văn học vợ chồng A Phủ
Khi nói về một tác phẩm mẫu mực phản ánh về thiên nhiên và cuộc sống của người dân miền núi trước sự thống trị của chế độ cầm quyền, không thể không kể đến “Vợ chồng A Phủ”. Qua đó mà đối với biết bao thế hệ người đọc, Tô Hoài đã thực sự khẳng định được tên tuổi của mình mà ghi dấu ấn sâu đậm không dễ dàng xóa nhòa. Phần nghị luận văn học Vợ chồng A Phủ dưới đây sẽ làm rõ điều ấy.
Nghị luận văn học vợ chồng A Phủ Tô Hoài hay nhất: Văn mẫu lớp 12- CungHocVui
Mở bài nghị luận Vợ chồng A Phủ
Trong 8 tháng có cơ hội gắn bó với đồng bào dân tộc Tây Bắc, Tô Hoài đã có cơ hội trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động vùng cao dưới ách thống trị tàn ác của bọn thực dân nửa phong kiến miền núi. Và nhờ những điều ấy, ông đã cho ra đời tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” tái hiện lại bức tranh chân thực nhất và thể hiện được khát vọng sâu thẳm của những con người khốn khổ ấy.
Thân bài nghị luận văn học vợ chồng A Phủ
“Vợ chồng A Phủ” phản ánh mâu thuẫn giai cấp vô cùng căng thẳng, đồng thời đưa ra lời tố cáo đanh thép giai cấp cầm quyền trong chế độ đã đưa cuộc sống của người dân nghèo ở miền núi vào cảnh tăm tối. Điều ấy được thể hiện ngay từ chính những nội dung đầu của tác phẩm, khi nó được kể bằng lời kể về hoàn cảnh của nhân vật Mị:
“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
So sánh với sự giàu sang, tập hợp của gia đình nhà Thống Lý, con dâu của họ- Mị lại hoàn toàn đối lập khi lúc nào cũng có vẻ mặt âm thầm, buồn bã, cắm cúi với công việc. Nó là cách Tô Hoài dần dần hé mở về số phận đau khổ của Mị trong gia đình chồng, đồng thời gợi sự tò mò cho chính độc giả.
Xem thêm:
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
Mị cũng đã từng có một quá khứ khác biệt hoàn toàn. Trước khi về làm dâu nhà người, cô cũng từng là một cô gái H’mông tài hoa, hiếu thảo và xinh đẹp với tiếng sáo đủ hay để khiến trai bản “đứng nhẵn cả chân vách buồng”. Thế nhưng Mị lại bị bắt về làm con dâu gạt nợ chỉ vì nghèo và chẳng thể trả nổi tiền cho nhà thống lý.
Cũng từ ấy, ánh sáng tương lai của cô đã vụt tắt và chẳng còn hy vọng gì về hạnh phúc. Nếu như chỉ là một con nợ thì trả hết nợ coi như xong, thế nhưng giờ cô lại còn là một cô con dâu. Một cổ hai gông, con dâu cũng như con ở không công suốt kiếp, biết trả đến bao giờ? Tất cả đã đẩy cô gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh và vòng tuần hoàn của đau khổ.
Chẳng dễ dàng chấp nhận số phận bị định đoạt như vậy,cô cũng đã từng trốn, từng ăn lá ngón tự tử khi mới bị bắt về. Bên trong cô sẵn có một tinh thần phản kháng quyết liệt, thà chọn cái chết còn hơn phải đầu hàng, buông xuôi trước sự điều khiển của những kẻ cầm quyền. Ta thấy ở đó sôi sục khát khao tự do và hạnh phúc cháy.
Có lẽ bởi với Mị, cái chết vốn chẳng thể nào so sánh nổi với việc phải làm dâu nhà thống lý nơi cô không được đối xử như một con người, không tự do, không hạnh phúc. Thế nhưng chữ “hiếu” đã ngăn lại mọi thứ, Mị vì cha mà cuối cùng chấp nhận sống và chịu đựng qua năm này tháng nọ: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa...”.
Kể từ ngày ấy, người ta chẳng còn thấy cô gái tràn đầy sức sống ấy nữa, vì giờ Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Làm sao điều ấy có thể xảy ra khi một con người phải sống trong căn phòng với “cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Nó chẳng khác một nhà giam là mấy, khi vừa giam hãm thân xác và dần dần giết chết tâm hồn Mị.
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết
Qua Mị, ta dần dần hình dung ra hình ảnh hiện thực đầy tàn khốc của người dân nghèo khi họ bị tước đoạt tất cả những quyền cơ bản nhất của con người dưới sự thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Gông cùm, xiềng xích của lề thói, hủ tục,... tất cả ngăn người ta trở thành một con người thực thụ.
Cũng từng có lần sức sống ấy nảy mầm trở lại nhờ tiếng sáo réo rắt lúc đêm tình mùa xuân. Nó như làn gió nổi bùng lên khát vọng được yêu thương, gợi nhớ biết bao kỉ niệm và thôi thúc Mị làm những điều mà cô đã từng mong muốn.
Thế nhưng kẻ phản diện A Sử đã xuất hiện và giết chết những chồi non khao khát ấy, “lấy thắt lưng trói hai tay Mị” và như lập tức giết chết khát vọng sống trong cô. Tàn ác làm sao khi trói một người phụ nữ vào cột nhà bằng cả thúng sợi đay, cuốn tóc cô ta lên để không thể cúi cũng chẳng thể nghiêng đầu được nữa.
Sự lạnh lùng và tàn ác ấy đãng nhẽ không nên là của một con người, và càng không nên là của một con người dành cho một con người khác. Buồn thay đó chẳng phải là một trường hợp cá biệt khi đã từng có một người đàn và bị trói đến chết trong nhà thống lý. Cũng từ ấy một cách dần dần, những tội ác của bọn địa chủ phong kiến hiện lên ngày càng rõ nét. Hóa ra chúng vốn coi mạng người như cỏ rác, thậm chí có khi chẳng bằng con trâu, con ngựa.
Nghị luận văn học vợ chồng A Phủ
Không chỉ Mị mà bên cạnh đó còn có một nhân vật khác trong truyện phải chịu cảnh tủi nhục không kém. Đó chính là A Phủ, một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, “chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê” và mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Anh bị phạt vạ và trở thành nô lệ không công cho nhà thống lý chỉ vì một lý do cỏn con: Va chạm bình thường không đáng nói của thanh niên tuổi đó, nhưng người anh gây hấn lại là con nhà quan. Đâu cứ phải chân yếu tay mềm như Mị, một chàng trai gan góc, mạnh mẽ như A Phủ cũng chẳng thoát nổi bàn tay của giai cấp thống trị.
Ở trong nhà thống lí Pá Tra, sinh mạng người dân nghèo không bằng cả súc vật. Chỉ vì làm mất bò, A Phủ bị trói đứng giữa trời đông lạnh lẽo. Và giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của sự đắng cay, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng. Đây là chi tiết vô cùng đắt giá. Giọt nước mắt ấy thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của A Phủ đồng thời nó cũng làm dậy lên niềm đồng cảm, xót thương và sức sống ngỡ đã chai sạn trong Mị.
Xem thêm:
So sánh vợ chồng A Phủ và Chí Phèo
So sánh nhân vật Mị và Thị qua vợ nhặt và vợ chồng A Phủ
Lũ súc sinh coi rẻ mạng người ấy coi sinh mạng con người chẳng bằng cả súc vật. A Phủ làm mất bò, chúng bắt và trói đứng anh giữa trời đông lạnh lẽo. Và có lẽ điều ấy đã thực sự chạm tới giới hạn của một người đàn ông, những giọt nước mắt cay đắng, cô độc, bất lực và tuyệt vọng đã lăn dài trên má anh.
Thế nhưng đây thực sự là một chi tiết đắt giá, khi nó đã làm dậy sóng trái tim và lòng thương cảm, xót xa của Mị. Tình cảnh của A Phủ gợi nhắc cô về năm xưa với đêm tình mùa xuân khi Mị cũng bị A Phủ trói ở cột nhà. Sự sống đã chai sạn kia lại dần dần thức tỉnh, cô thực sự thương xót cho chàng trai tội nghiệp ấy, cũng tư thương xót cho chính mình.
Giọt nước mắt của A Phủ thổi bay đi lớp tro tàn phong kiến phủ kín khát vọng sống của Mị. Và điều ấy được chuyển hóa thành hành động cắt dây trói cứu A Phủ và chạy trốn khỏi sự áp bức của gia đình thống lý Pá Tra. Cuối cùng cô cũng tìm lại được con người thật của mình, tìm lại được sự khao khát tự do và hạnh phúc đã từng đánh mất năm xưa.
Bằng tài năng tuyệt vời và khả năng dẫn truyện cũng như miêu tả tâm lý đỉnh cao, Tô Hoài đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật vô cùng sống động và chân thật. Ông vạch trần và lên án kịch liệt sự áp bức dã man của bọn thống trị miền núi mà đại diện là thống lý Pá Tra, dành cho những người dân lao động thật thà, chất phác như Mị và A Phủ.
Xem thêm:
Giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
Phân tích nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ
Kết bài nghị luận bài Vợ chồng A Phủ
Bên cạnh bức tranh hiện thực về tội ác của giai cấp thống trị cùng cuộc sống tăm tối của nhân dân, tác phẩm còn là một bài ca về tình người, bài ca về khát vọng sống, khát vọng tự do. Ẩn giấu trong đó là sự ngầm xót thương, đồng cảm nhưng cũng không kém phần tự hào của chính tác giả về cuộc đời của họ. Qua phần nghị luận văn học Vợ chồng A Phủ ta nhận ra một điều rằng không đâu khác, đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này,