Dàn ý nghị luận Vợ chồng A Phủ
Dàn ý nghị luận Vợ chồng A Phủ
Khi nói về một tác phẩm mẫu mực phản ánh về thiên nhiên và cuộc sống của người dân miền núi trước sự thống trị của chế độ cầm quyền, không thể không kể đến “Vợ chồng A Phủ”. Qua đó mà đối với biết bao thế hệ người đọc, Tô Hoài đã thực sự khẳng định được tên tuổi của mình mà ghi dấu ấn sâu đậm không dễ dàng xóa nhòa. Phần nghị luận văn học Vợ chồng A Phủ dưới đây sẽ làm rõ điều ấy.
Dàn ý nghị luận về tác phẩm vợ chồng A Phủ
Mở bài
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” tái hiện lại bức tranh chân thực nhất cuộc sống người dân miền núi Tây Bắc:
- Thể hiện được khát vọng sâu thẳm của những người dân lao động miền núi trước sự thống trị của giai cấp cầm quyền
- Tố cáo tội ác của tầng lớp địa chủ tước đoạt đi những quyền cơ bản nhất của một con người
Xem thêm:
Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất
Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ
Thân bài
- Nghị luận văn học Vợ chồng A Phủ cho đại diện đầu tiên của tầng lớp nông dân thật thà chất phác: Mị
-
Từng là một cô gái H’mông tài hoa, hiếu thảo và xinh đẹp
-
Sau khi bị gán nợ cho nhà thống lý Pá Tra: Ban đầu phản kháng kịch liệt nhưng rồi cũng dần dần bỏ cuộc
-
Sức sống ấy nảy mầm trở lại nhờ tiếng sáo réo rắt lúc đêm tình mùa xuân => Bị A Sử dập tắt ngay tức khắc, cô lại trở nên lầm lũi và cam chịu
Xem thêm:
Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ
Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết
- Nghị luận văn học Vợ chồng A Phủ cho đại diện đầu tiên của tầng lớp nông dân thật thà chất phác: A Phủ
-
Một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
-
Dưới sự áp bức và coi rẻ mạng người của giai cấp thống trị, anh hết bị ép về làm tôi tớ không công, rồi chịu trói giữa đêm trời giá rét
=> Đánh thức sức sống trong Mị, cô cởi trói và hai người cùng chạy thoát
=> Cô cũng tìm lại được con người thật của mình, tìm lại được sự khao khát tự do và hạnh phúc đã từng đánh mất năm xưa.
Xem thêm:
Giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ
Soạn vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, mới nhất
Kết bài
Nghệ thuật của bài: Xây dựng và mô tả tâm lý nhân vật
Giá trị nhân đạo: Bài ca về khát vọng sống, khát vọng tự do của những người dân miền núi trong sự kìm kẹp của chế độ thống trị
Qua dàn ý nghị luận vợ chồng A Phủ, ta thấy bên cạnh bức tranh hiện thực về tội ác của giai cấp thống trị cùng cuộc sống tăm tối của nhân dân, tác phẩm còn là một bài ca về tình người, bài ca về khát vọng sống, khát vọng tự do. Sâu trong đó là sự ngầm xót thương, đồng cảm nhưng cũng không kém phần tự hào của chính tác giả về cuộc đời của họ.