Đăng ký

Văn 12: Phân tích nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ hay nhất có dàn ý

4,123 từ Phân tích

 PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ TRONG VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI

     Bằng sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống của con người Tây Bắc nhà văn Tô Hoài đã phát hiện ra vẻ đẹp nằm sâu trong tâm hồn người phụ nữ bất hạnh- Mị trong vợ chồng A Phủ. Đồng thời đó cũng là lời xót thương và đồng cảm sâu sắc đối với những mảnh đời như vậy. Dưới đây là phần phân tích nhân vật Mị.

 Phân tích nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ- CungHocVui

Phân tích nhân vật Mị trong vợ chồng A Phủ

Dàn ý phân tích nhân vật Mị

Mở bài

-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-     Giới thiệu phần phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm

Thân bài

-     Phần giới thiệu của tác giả trong tác phẩm: 

  • Con dâu nhà thống lý Pá Tra

  • Buồn rười rượi, ánh mắt như một cái xác không hồn

  • Từng là bông hoa tươi đẹp của núi rừng Tây Bắc

-     Phân tích nhân vật Mị :Cuộc sống sau khi về làm dâu

  • Bị dày vò về thân xác

  • Bị dày vò về tâm hồn

  • Khi cha Mị không còn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ, như một đồ vật không cảm xúc.

-     Phân tích nhân vật Mị: Sự thức tỉnh lần đầu

  • Do rượu, do không khí mùa xuân và tiếng sáo du dương

  • Dù bị A Sử trói vào cột rồi mà cũng chỉ nửa tỉnh, nửa mê, không thoát ra được

  • Đến khi tỉnh rồi thì lại tiếp tục lầm lũi như con rùa

-     Phân tích nhân vật Mị: Sự thức tỉnh hoàn toàn

  • Ban đầu khi nhìn thấy A Phủ, Mị vẫn hoàn toàn vô cảm

  • Những giọt nước mắt của A Phủ làm tràn ly, cuối cùng cô cũng thức tỉnh và cởi trói cho anh

  • Cô cũng bỏ chạy theo A Phủ

Kết bài

-     Qua nhân vật Mị đã tố cáo tội ác của phong kiến miền núi và khát vọng sống của người phụ nữ bạc phận ấy.

Xem thêm:

Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất

Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ

Bài tham khảo phân tích nhân vật mị trong vợ chồng A Phủ hay nhất

 Bài tham khảo phân tích về Mị trong vợ chồng A Phủ- CungHocVui

Bài tham khảo phân tích về Mị trong vợ chồng A Phủ

     Mị trong vợ chồng A Phủ là một trong những nhân vật nổi bật và được phân tích nhiều nhất trong nền văn xuôi hiện đại. Cô là một người phụ nữ gặp phải nhiều bất hạnh, thế nhưng vẫn luôn giữ được cho mình một tâm hồn đẹp và sức sống mãnh liệt, dám đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình.

     Được giới thiệu là vợ của con trai thống lí Pá Tra, người ta liền có thể hình dung ra cuộc sống đầy đau khổ mà cô phải trải qua. Những hình ảnh đó gây cho người đọc sự tò mò và lôi cuốn lạ kỳ. Một cô gái ngày ngày ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa, thái cỏ, dệt vải, chẻ củi,.... dù có làm gì đi nữa, lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi.

     Vẻ mặt và ánh mặt vô hồn ấy chẳng có điểm gì giống con dâu của nhà thống lí quyền thế, giàu có. Chỉ bấy nhiêu đó thôi đã đủ gợi ra một số phận đau khổ,bất hạnh, khiến người ta tưởng rằng tâm hồn Mị đã chết, không còn chút sức mạnh tiềm tàng nào.

     Nào ai ngờ chỉ một thời gian trước thôi, Mị còn là người con gái đẹp, có tài có sắc của vùng núi rừng Tây Bắc. Cô cũng từng khao khát được yêu, được sống như mọi người. Có rất nhiều người yêu và cô cũng đã trao gửi tình yêu cho một người trai làng yêu cô tha thiết.

     Nhưng hồng nhan bạc phận, người con gái tài hoa miền sơn cước ấy chẳng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Vì cứu mạng cha, cô phải làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý. Danh nghĩa là con dâu nhưng cô đã phải chịu mọi khổ cực đến tận cùng của một kẻ tôi tớ, thâm chí còn khổ cực hơn cả trâu ngựa vì "Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm".

Xem thêm:

Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ

Văn mẫu phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết

     Không chỉ vậy, một cô Mị ngày nào còn rạo rực yêu đương, cũng vì bị dày vò tinh thần mà giờ lại lặng câm, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Có lẽ cảnh cửa sổ kia cũng giống như cuộc đời ấy, kín mít và bé bằng bàn tay, chẳng thể thấy rõ nổi ánh sáng.

     Nó giống như địa ngục trần gian, kìm hãm con người ta, cách li còn người ta với cuộc đời. Tuổi xuân và sức sống đâu có ý nghĩa gì nữa, khi mà dù có thế nào thì Mị cũng chẳng thể thoát ra? Đây cũng như lời tố cáo của Tô Hoài đến chế độ phong kiến miền núi. Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống.

     Quá khổ cực và muốn giải thoát cho mình bằng cái chết, nhưng lại lo cho cha nên Mị đã cố sống. Khi cha Mị không còn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ, như một đồ vật không cảm xúc. Muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống. Còn khi đã không thiết chết, nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước... cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi.

     Khi mà ai tưởng cô Mị tươi tắn đã chết hẳn từ trong tâm hồn qua những lầm lũi từ ngày này qua tháng khác, thì lại có những sự kiện đặc biệt xảy ra đánh thức nó.Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi thì nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu.

     Không khí mùa xuân năm ấy đã thức tỉnh Mị. Ôi cuộc sống kia còn tươi đẹp lắm.Biết bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ, sắc vàng ửng của cỏ tranh, làn gió thổi hơi se se lạnh,... khiến cô nổi loạn, muốn rũ bỏ cái tâm hồn đã tê dại vì đau khổ bao năm. 

 Phân tích nhân vật Mị chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Phân tích nhân vật Mị chi tiết, hay nhất

     Từng bát rượu uống ực ực, rồi say đến lịm người. Cái say khiến người ta vừa quên, lại vừa nhớ. Quên là quên đi cái thực tại cay đắng đến xé lòng,  nhớ về những ngày tươi đẹp khi xưa. Cô Mị ngày nào còn hát hay, thổi sáo giỏi, hoa khôi nức tiếng một vùng. Hóa ra mình vẫn còn là một con người, và vẫn còn cái quyền sống đúng như một con người: "Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau".

     Tiếng sáo thật có ý nghĩa bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ. Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn. Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi.

     Và khi đang hòa mình vào không khí mùa xuân, A Sử về và trói vào cột thì cũng không thể đánh thức cô khỏi cái cảm giác bồng bềnh. Tâm hồn cô còn đang sống với những ảo mộng, và sợi dây lạnh lùng kia làm sao có thể kinh động ngay đến giấc mơ của kẻ mộng du.

     Phải mất  một thời gian rất lâu, khi mà tay chân đau đến không cựa được thì cảm giác về hiện thực tàn khốc mới gần như trở lại trong Mị. Thế hưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy. Cô chập chờn giữa cái tỉnh và cái mơ, giữa tiếng sáo mùa xuân và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ. Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi. Sáng hôm sau, cô lại là con rùa câm lặng, ngày càng lầm lũi. 

     Rồi một ngày, sức sống của Mị lại được châm ngòi một lần nữa. Không chỉ là lén uống một ngụm rượu mà còn hành động táo bạo hơn hẳn: Cứu cả một con người, con người đó là A Phủ. A Phủ tội nghiệp cũng là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi. Chỉ bằng cái va chạm mang tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên đã đưa anh trở thành con gạt nợ ở nhà thống lí, rồi cũng vì sự tàn ác đó mà phải chịu trừng phạt : bị trói đứng.

     Có lẽ sự đáng thương ấy đã đánh thức tính người tưởng chừng đã chết trong lòng Mị. Nó không ngẫu nhiên xuất hiện, mà còn là cả một quá trình đấu tranh giằng xé trong tâm tưởng. Ban đầu tâm tưởng Mị đã tê dại rồi, thờ ơ vô cùng với hiện thực trước mắt :"A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". 

     Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt: "Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã sạm đen". Dòng nước mắt kia như giọt nước tràn ly, cuối cùng một lần nữa hiện thực lại đưa cô về với cõi nhớ. Cô Mị ngày nào cũng từng bị trói đến tê liệt chân tay, cũng đã từng đau đớn và bất lực. Nước mắt chảy xuống cằm, xuống cổ mà nào có tay để lau đi.

Xem thêm:

Giá trị nhân đạo trong vợ chồng A Phủ

Soạn vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, mới nhất

     Mị tỉnh rồi. Cuối cùng phần người tưởng chừng đã chết trong cô lại thực sự đã tỉnh dậy. Cô không phải là cái xác không hồn, cô có tình yêu và cũng biết đồng cảm cho những người có cùng cảnh ngộ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình: "Mình là đàn bà ... chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết". 

     Nhưng khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị càng tỉnh táo hơn và bất ngờ chạy theo A Phủ. Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận.

     Thông qua phần phân tích nhân vật Mị trên đây, ta nhà văn đã thay toàn dân tố cáo cái thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột và chà đạp nên quyền sống cơ bản của con người. Cũng qua nhân vật ấy Tô Hoài đã ca ngợi khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng tự do hạnh phúc của những con người nghèo khổ ấy, đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tình giai cấp của dân tộc Việt trong những khó khăn gian khổ.

 

shoppe