Đăng ký

Văn mẫu lớp 12- Bài phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết, đặc sắc nhất

3,332 từ Phân tích

Văn mẫu 12 đặc sắc nhất- phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết

      Phân tích vợ chồng A Phủ cho ta thấy vẻ đẹp của đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của Mị. Từ đó t athaasy được cuộc sống đầy đau khổ của những kiếp người nô lệ dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân Phong kiến. Cũng chính từ sự khổ đâu ấy mà con người đáy xã hội có ý thức đứng dậy thoát thân đi thoe Cách mạng.

Phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ- văn mẫu lớp 12 CungHocVui

Bài phân tích chi tiết vợ chồng A Phủ

Mở bài

      Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài trong số kho tàng tác phẩm đạt đến mức kỷ lục trong sự nghiệp thơ văn của ông. Là một trong ba truyện ngắn trích từ tập Truyện Tây Bắc (1952) gồm: Cứu đất cứu mường. Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ - Tác phẩm đã xuất sắc được tặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 -1955 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm khắc họa chân thực cuộc sống và thân phận khổ đau của những kiếp đời nô lệ dưới ách bóc lột của thực dân phong kiến. Đồng thời, đó cũng là quá trình vùng dậy từ ý thức đến hành động giải thoát bản thân đi theo Cách mạng của những con người dưới đáy xã hội.

Thân bài phân tích vợ chồng A Phủ

      Văn chương Tô Hoài tồn tại qua năm tháng bởi những đặc sắc riêng trong nghệ thuật hòa quyện với vốn kiến thức đa dạng về văn hóa tạo nên những thành công nhất định. Có một tuổi thơ và thời trai trẻ phải lăn lộn kiếm sống, mưu sinh để tồn tại bằng nhiều nghề và nhiều lần đối mặt với cảnh thất nghiệp. Chính những điều đó tạo nên những trải nghiệm rất đời, rất phong phú, tích cóp dần tạo nên thi liệu cho những tác phẩm của ông. Ông là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt đến mức kỉ lục trong nền văn học Việt Nam. Ông đi nhiều, hiểu biết phong phú, sâu sắc về nền văn hóa, phong tục của nhiều nơi, nhiều dân tộc trên đất nước ta. Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động cùng cách sử dụng từ ngữ đắc địa, tài ba tạo nên một lối hành văn riêng, đậm phong cách Tô Hoài. 

Xem thêm:

Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy vợ chồng A Phủ

Top 3 cách mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất

Phân tích vợ chồng A Phủ trước khi Mị về làm dâu gạt nợ

      Vợ chồng A Phủ là một bức tranh toàn cảnh về những kiếp người sống đời nô lệ dưới ách bọn chúa đất, thực dân mà ở đấy nhân vật Mị là trọng tâm. Trước khi về làm dâu nhà thống lý, từng có một cô Mị tươi trẻ, căng tràn nhựa sống. Mị là cô gái Mèo nơi núi rừng Tây Bắc đang ở độ tuổi đẹp đẽ như những đóa hoa ban nở rộ chớm đầu xuân.

      Mị xinh đẹp đến mức “trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”. Cô gái trẻ ấy lại có biệt tại thổi sáo “Mị thổi lá hay như thổi sáo”, “ có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị còn là một mầm sống tự do, không thích sự ràng buộc, hăng say lao động.

      Khi biết bị bắt làm dâu gạt nợ, Mị nói với bố: “ Con nay đã biết cuốc nương làm ngô con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố, bố đứng bán con cho nhà giàu”. Những tưởng đóa hoa của núi rừng ấy rồi sẽ được sống một cuộc đời vẹn tròn nhưng sóng gió cuộc đời ập đến vùi lấp đi hết những vẻ đẹp vừa chớm nở của đóa hoa.

Phân tích vợ chồng khi Mị về làm dâu nhà thống lý Pá Tra

Phân tích vợ chồng A Phủ đầy đủ, chi tiết- CungHocVui

Phân tích vợ chồng A Phủ đầy đủ, chi tiết

      Mị trẻ trung, yêu đời đến thế, ấy vậy mà cũng có một ngày tục bắt vợ  kia đã giam Mị đời đời làm dâu nhà thống lý, có chết cũng là ma nhà thống lý. “Có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc”, sự khốn khổ của Mị cứ thế đằng đẵng đến tận cùng khi cuộc đời đẩy Mị vào cái chết nhưng vì chữ hiếu Mị đành “ném nắm lá ngón xuống đất”. Ngay đến quyền sống chết của bản thân Mị cũng không thể định đoạt.

      Chi tiết này còn phản ánh lên hiện thực biết bao người phụ nữ bị thần quyền, cường quyền giam chân đến sống không bằng chết, chi tiết nhỏ nhưng phản ánh giá trị nhân đạo cũng như lòng trân trọng sâu sắc giá trị con người của tác giả. Mị cũng như những người phụ nữ khác đã chọn cho mình cái chết khác, là chết mòn trong chính cuộc đời của mình. Không còn nhận thức về không gian hay thời gian, bấy giờ Mị sống trong căn buồng kín mít “ có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”, căn buồng kín mít ấy như ngục thất tinh thần, như mồ chôn tuổi xuân của Mị.

      Một tiếng thở dài não lòng cất lên gói gọn trong vài con chữ bởi chỉ khi bị cuộc đời vùi dập tàn khốc, bị cường quyền trấn áp về thể xác lẫn, bị thần quyền khống chế về tinh thần, con người mới hạ giá trị bản thân xuống tầm con trâu, con ngựa. Mị quen sống với nỗi thống khổ giăng mắc giam lỏng Mị mà Mị chẳng còn nghĩ đến việc cựa quậy hay vẫy vùng. “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”.

      Phân tích vợ chồng A Phủ ta thấy, thế lực cường quyền ấy cứ dai dẳng đeo bám, hành hạ Mị ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Thế lực thần quyền luôn làm Mị mang tư tưởng cả đời phải chôn vùi thân xác ở đây bởi đã làm lễ cúng ma. 

Xem thêm: 

Tóm tắt vợ chồng A Phủ hay nhất

Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng A Phủ

Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân

Bài chi tiết phân tích vợ chồng A Phủ- CungHocVui

 Mị khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra 

      Tuy bị số phận liên tiếp đè lên những bất hạnh, Tô Hoài vẫn cho nhân vật của mình như được hồi sinh khát vọng sống. Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đã đánh thức tuổi xuân bị lãng quên trong Mị. Mị từ một người đàn bà câm lặng đã lẩm nhẩm theo lời người đang hát: “anh ném pao, em không bắt, em không yêu, quả pao rơi rồi”. Tiếng sáo từ gần đến xa, từng mơ hồ cho đến hiện tại, nó làm Mị sống lại những ngày trước, nghe thấy ngọn lửa của khát vọng sống đang nhen nhóm bên trong, đánh thức được những kí ức tuổi trẻ trọn vẹn- Tiếng sáo thức tỉnh chuyển biến từ xa “ Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” đến gần “ Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.

      Từ mơ hồ cho đến thực tiễn, tiếng sáo thức tỉnh được khát vọng sống từ lâu đã bị vùi chôn. Tiếng sáo gây nên những chuyển biến trong Mị từ suy nghĩ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” đến hành động “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Tuy hành động trói đứng Mị của A Sử tàn bạo là thế, nhưng nó không vùi tắt những khát vọng sống của Mị, nó chỉ đang được kìm nén để chờ ngày hồi sinh.

Phân tích vợ chồng A Phủ qua hành động Mị cởi trói cho A Phủ trong đêm mùa đông

Phân tích hành động cởi trói của vợ chồng A Phủ trong đêm mùa đông- CungHocVui

Phân tích hành động cởi trói của vợ chồng A Phủ trong đêm mùa đông

      Ban đầu Mị dửng dưng với sự sống chết của A Phủ “Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Chính sự vô tâm, vô nhân đạo của người nhà Pá Tra dần biến Mị không còn là một con người trọn vẹn, Mị thờ ơ với việc cái chết đang đến rất gần A Phủ. Mị thản nhiên thổi lửa, hơ tay đêm này qua đêm khác, chỉ đến khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, nó đã đánh động đến phần người vốn bị chôn vùi của Mị.

      Mị chạnh lòng nhớ đến bản thân, nhớ đến người đàn bà bị trói đứng ngày trước, một sợi dây liên kết đã móc xích những cảnh đời đáng thương lại với nhau khiến Mị bỗng đồng cảm với A Phủ. Mị nhận ra sự vô lý nếu A Phủ chết và thầm căm phẫn bản chất độc ác của bọn thống lý. Từ suy nghĩ trong tiềm thức, Mị đã thực sự hành động “Mị rón rén bước lại, rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây trói”. Khi nhìn thấy hành động quật sức vùng lên của A Phủ, Mị quyết định phải tự giải thoát bản thân, bất chấp bóng tối phía trước, Mị vẫn quyết không quay đầu. Cuối cùng Mị thoát khỏi cái bóng của cường quyền, thần quyền, đi theo ánh sáng Cách mạng.

Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm vợ chồng A Phủ

Kết bài phân tích vợ chồng A Phủ

      Vợ chồng A Phủ là áng văn thấm đượm nhân văn mà ở đó quá trình cam chịu, nhẫn nhịn bọn chúa đất thực dân đến đứng lên phản kháng tìm lại tự do được phản ánh rõ nét. Những phong tục, tập quán rất riêng của từng dân tộc của được hiện lên đầy sống động, mang đậm sự tinh tế, chắt lọc kỹ càng. Bằng giọng văn nhẹ nhàng tinh tế, hình ảnh vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ “Vợ chồng A Phủ” như được nhà văn thổi hết cái hồn riêng của bản thân mình vào từng câu chữ.

shoppe