Lý thuyết Lưu huỳnh trioxit chuẩn nhất
Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit là một bài trong chương trình Hóa học lớp 10 cấp Trung học phổ thông. Cunghocvui xin gửi tới các bạn lý thuyết và dạng bài tập Lưu huỳnh trioxit đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng với tài liệu tham khảo này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập môn Hóa học 10.
A. Tóm tắt lưu huỳnh trioxit lý thuyết
Lưu huỳnh trioxit ký hiệu hóa học là \(SO_{3}\)
Ngoài cái tên gọi là lưu huỳnh trioxit, lưu huỳnh trioxit còn gọi là anhidric sunfuric
1. Lưu huỳnh trioxit tính chất hóa học
a, Tính chất vật lý
- Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng trong suốt, không màu. Ở trong nước, lưu huỳnh trioxit tan vô hạn và nếu ở trong \(H_{2}SO_{4}\), lưu huỳnh trioxit tan vào tạo thành một hợp chất có tên là Oleum
\(SO_{3}+H_{2}O \rightarrow H_{2}SO_{4}\)
\(nSO_{3}+ H_{2}SO_{4}\rightarrow H_{2}SO_{4}.nH_{2}O\)
b, Lưu huỳnh trioxit tính chất hóa học
- Lưu huỳnh trioxit là oxit axit. Với nước, nó phản ứng rất mạnh để kết quả thu về được là axit sunfuric.
\(SO_{3} + H_{2}O \rightarrow H_{2}SO_{4}\)
- Lưu huỳnh trioxit tác dụng với dung dịch bazo và oxit bazo
- Lưu huỳnh trioxit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
2. Điều chế lưu huỳnh trioxit và ứng dụng của lưu huỳnh trioxit để thu về muối sunfat
- Trong thực tế, lưu huỳnh trioxit chỉ được dùng làm nguyên liệu trung gian để sản xuất ra axit sunfuric. Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trực tiếp
- Để sản xuất lưu huỳnh trioxit ở trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp oxi hóa lưu huỳnh dioxit
\(4FeS_{2} +11O_{2}\rightarrow 2Fe_{2}O_{3} + 8SO_{2}\)
\(2SO_{2} +O_{2}\rightarrow 2SO_{3}\)
- Để nhận biết lưu huỳnh trioxit, ta dùng dung dịch \(BaCl_{2}\) để sinh ra kết tủa
\(BaCl_{2} + SO_{3} + H_{2}O\rightarrow BaSO_{4} +HCl\)
Hoặc cho lưu huỳnh trioxit phản ứng với dung dịch HCl. Kết quả ta thu được là có một mùi hắc bay lên. Hợp chất khí này khiến cho dung dịch Brom bị mất màu.
B. Bài tập về lưu huỳnh Trioxit
Bài 1: Dùng một lượng 80g lưu huỳnh trioxit đổ vào một cốc chứa nước. Đổ tiếp đầy nước đến vạch 0,5 lít. Ta thu được một dung dịch gọi là X
a. X có nồng độ mol/l là bao nhiêu?
b, Trộn một hỗn hợp bao gồm một lượng 20ml dụng dịch X. Kết quả thu được một kết tủa. Khối lượng kết tủa đó là bao nhiêu?
c, Dung một lượng 10ml dung dịch X để trung hòa 20ml dung dịch KOH. Dung dịch KOH có nồng độ mol/l là bao nhiêu?
Đáp án: a, 2M
b, 9,32g
c, 2M
Bài 2: Cho các hợp chất ion sau đựng vào các lọ mất nhãn: \(SO_{2}\), \(SO_{3}\) và \(S\). Hãy dùng thuốc thử để nhận biết các hợp chất.
- Cho cả ba hợp chất phản ứng với dung dịch muối chì \(Pb(NO_{3})_{2}\), nếu có kết tủa đen thì là lưu huỳnh
Phương trình hóa học: \(Pb^{2+}+ S_{2-}\rightarrow PbS\)
- Cho hai hợp chất còn lại tác dụng với dung dịch HCl, nếu có mùi hắc bay lên thì là \(SO_{3}\)
\((SO_{3})^{2-}+2H^{+}\rightarrow H_{2}O + SO_{2}\)
- Còn lại là \(SO_{2}\)
Tham khảo thêm >>> Giải bài tập Hóa học 10 bài 32 - Hidro sunfua, lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh trioxit
Với bài viết Lưu huỳnh trioxit, Cunghocvui đã đem lại cho các bạn bài viết đầy đủ về kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập. Nếu có đóng góp gì cho bài viết về lưu huỳnh trioxit, hãy để lại comment ở dưới phần bình luận nhé!