Đăng ký

Nghị luận về bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão

1,482 từ

A. ĐỀ BÀI
Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.
B. DÀN Ý
Hãy cho biết ý kiến của em.
•            Luận điểm
1.   Phản bác ý kiến cho -rằng sự hố thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì.
2.   .Tán thành ý kiến cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.
•            Phương pháp
Phân tích và chứng minh (kết hợp với bàn luận nêu ý kiến phản bác và tán thành của mình).

C. BÀI LÀM
Thuật hoài là một bài thơ hay của Phạm Ngũ Lão, nhưng vì đạt tới độ súc tích cao nên dễ có những cảm nhận khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Vì sao bạn đó lại nghĩ như vậy về Phạm Ngũ Lão? Theo tôi, có lẽ bạn chí căn cứ vào câu thơ cuối mà quên đặt nó trong hệ thống logic của sự phát triển tứ thơ (mạch thơ) trong toàn bài:
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Và khi đọc câu thơ này, chắc bạn bị ám ảnh bởi hai chữ Vũ hầu (tức Gia Cát Lượng, một mưu sĩ xuất chúng của Lưu Bị thời Tam quốc), cho rằng Phạm Ngũ Lão thì làm sao có thể sánh với Gia Cát Lượng được? Viết câu thơ này là muốn mình cũng như Gia Cát Lượng: đó là một sự “chơi trội”, một sự kiêu kì của tác giả. Thật ra có phải như vậy không? Nếu chỉ tách riêng câu thơ để xét thì cũng không thể gán cho tác giả là kiêu kì vì rõ ràng trong câu thơ có chữ “thẹn”. Đã thẹn với người khác thì làm sao còn kiêu kì được? Câu này có cái tứ giống như câu thơ của Nguyễn Khuyến sau này:
Nhãn hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Nguyễn Khuyên định làm thơ nhưng lại thẹn với Đào Tiềm có khác gì Phạm Ngũ Lão chưa trả xong nợ công danh của người nam nhi thẹn với Vũ hầu? Cả hai đều không có gì là kiêu kì cả. Đây chỉ là nỗi thẹn bộc lộ rõ nhân cách của hai nhà thơ trước người xưa.
Còn nêu xét trong hệ thống phát triển logic của tứ thơ toàn bài thì lại’ càng thấy ở câu cuối không hề có cái ý kiêu kì đó. Cả bài thơ là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước được bày tỏ (Tỏ lòng') thật chân thành, xúc động và cũng thật đẹp:
-    Câu 1: Tư thế người nam nhi cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
-    Câu 2: Khí thế ba quân như hổ báo, hùng dũng nuốt trôi trâu.
-     Câu 3: Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
- Câu 4: Thì luôn thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh một trang nam nhi với tư thê đẹp, hoài bão lớn, chí khí anh hùng nên nỗi “thẹn” cũng rất đẹp. Logic phát triển của tứ thơ đã nói lên điều đó: có tư thế anh hùng trông giữ non sông, lại được tắm mình trong hùng khí của ba quân, vậy mà vẫn chưa trả xong nợ công danh của người làm trai thì thẹn biết bao khi nghe chuyện Vũ hầu. Nỗi thẹn này tất yếu phải đến, phải có với người trai anh hùng mang hoài bão lớn như Phạm Ngũ Lão. Nó không kiêu kì, cũng không hạ thấp, mà trái lại, đã tôn cao nhân cách nhà. thơ.

(Bài làm của Lê Phương Anh, học sinh trường Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm(*Hà Nội)

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần

Trên đây là bài viết của một học sinh tại Hà Nội nghị luận về bài thơ "Thuật hoài" Phạm Ngũ Lão mà Cunghocvui đã sưu tầm được gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe