Dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát
Dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
A. Mở bài:
- Giới thiệu về nhân cách nhà nho chân chính được thể hiện một cách vô cùng chân thực dựa trên tác phẩm bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát trong ngữ văn lớp 11…
B. Thân bài:
1. Giải thích:
Dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
a. Nhân cách là gì? Gợi ý dựa vào tư cách và phẩm chất của con người
b. Nhà nho là gì? Nhà nho là những người đọc sách thánh hiền am hiểu sâu rộng về lễ nghi thiên hạ được nhiều người kính nể.
c. Những nét chung về nhân cách của một nhà nho chân chính cần có:
+ Tư tưởng hành đạo, nhập thể tích cực để trị nước và giúp đời.
+ Xem thường danh hoa phú quý, bổng lộc
+ Dù hoàn cảnh có ra sao đều giữ được khí tiết của một nhà nho.
Xem thêm:
Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát Cao Bá Quát (2)
Dàn ý Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát
2. Chứng minh: Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
a. Lựa chọn theo con đường hành đạo của những người trí thức xưa: học hành- khoa cử- làm quan để giúp đời.
b. Nhận thức được thực tế xã hội: Vì sự bảo thủ, lạc hậu và trì trệ mà nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp.
c. Cái nhìn mới về con đường khoa cử- danh lợi quan bài ca ngắn đi trên bãi cát:
+ Con đường danh lợi là “cùng đồ”.
+ Hình ảnh lữ khách đi trên bãi cát: Bãi cát tượng trưng cho đường đời gian nan; sự bế tắc của con đường tiến thân mà Cao Bá Quát đang đi.
+ Thấy được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử.
+ Tự ý thức phải thoát khỏi cơn say danh lợi.
d. Về niềm khát khao được thay đổi cuộc sống.
+ Trăn trở tìm một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc.
e. Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính của Cao Bá Quát.
Xem thêm:
Soạn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát
3. Bàn luận
Bàn luận về Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ
a. Điểm giống nhau giữa tư tưởng của nhà nho Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ:
+Đều là những kẻ sĩ có tiếng trên đời song không vì thế mà khích lệ con người theo con đường quan lại. Vì các ông hiểu con đường này rất gập ghềnh chông gai. Đồng thời cũng là sự bất mãn vô cùng trước xã hội thối nát.
b. Điểm khác biệt:
+ Cao Bá Quát thể hiện rõ sự chán chường về con đường danh lợi này. Ông đề cao sự hạnh phúc con người không cần phải bó buộc trong một khuôn khổ nhất định mà phải biết phá kén để khẳng định mình.
+ Còn đối với Nguyễn Công Trứ, ông quan niệm chính là thể hiện cái tôi của mình bằng cách đề cao cái tôi hơn người. Thế nhưng không vì thế mà bị ghét bỏ thậm chí người đời còn nhớ đến ông với rất nhiều những ấn tượng tốt đẹp một vị quan lỗi lạc hết lòng vì dân. Ông đã đề cao cái tôi cá nhân mình và vượt qua bản ngã của chính mình.
3. Kết bài
- Đánh giá chung về nhân cách nhà nho đồng thời khẳng định tên tuổi Cao Bá Quát trong lòng người đọc…
Trên đây là dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.