Đăng ký

Bài cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1 chi tiết và hay nhất- văn 10

2,457 từ Cảm nhận

Bài cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1 chi tiết và hay nhất

    Bình ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn bất hủ với thời đại của Nguyễn Trãi. Tác phẩm góp một phần to lớn trong sự nghiệp văn chương của ông, mà đoạn 1 lại là đoạn nổi bật mở đầu cho tác phẩm. Cùng theo dõi bài viết cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1 bên dưới để có hiểu rõ nét nhất nhé!

 Cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1- CungHocVui

Cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1

Mở bài cảm nhận về Bình Ngô đại cáo đoạn 1

    Nói đến Nguyễn Trãi là nói đến một nhà nho yêu nước hết lòng, không những yêu nước, ông còn biết cách truyền đạt nó đến với mọi người thông qua ngòi bút tài hoa của mình. Nguyễn Trãi có vốn hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, hơn cả là chính trị và văn chương. Sự nghiệp văn chương của ông bừng sáng với những tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập,.... Trong số đó Bình Ngô đại cáo được coi là tác phẩm tiêu biểu, làm tên tuổi Nguyễn Trãi sáng ngời trên văn đàn. Ở Bình Ngô đại cáo, đoạn một cho ta nhiều cảm nhận sâu sắc về tư tưởng nhân nghĩa – yên dân của một nhà nho-thi sĩ.

Xem thêm:

Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý

Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất

Thân bài cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

Cảm nhận đoạn 1 trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi- CungHocVui

Cảm nhận đoạn 1 trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

    Trong câu thơ đầu tiên Nguyễn Trãi đã mượn lời để bài tỏ tư tưởng cá nhân đồng thời cũng là  quan niệm tư tưởng nho giáo của nước ta lúc bấy giờ :

                        “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

    Hai câu thơ hàm chứa tư tưởng lỗi lạc trong nho giáo, bởi lẽ nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người bao đời qua. Tư tưởng nhân nghĩa này được tác giả vận dụng vào chính trị để đưa ra bài học cho con cháu đời sau, ý chỉ nhân nghĩa phải lấy dân làm gốc, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn với “yên dân” và “trừ bạo”, đây cũng là tư tưởng cốt lõi xuyên suốt bài cáo.

Xem thêm:

Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi: Bài văn mẫu và dàn ý

    Ở các câu tiếp theo tác giả tự hào đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể từ lịch sử nghìn năm văn hiến với giọng điệu đanh thép:

                        “Như nước Đại Việt ta từ trước

                        Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

                        Núi sông bờ cõi đã chia

                        Phong tục Bắc Nam cũng khác

                        Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

                        Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

                        Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

                        Song hào kiệt đời nào cũng có.”

    Đọc từng câu chữ, ta thấy nể phục trước một tượng đài bất tử của văn chương, chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, tác giả đã điểm qua hàng loạt các triều đại cũng như truyền thống lâu đời của dân tộc với giọng điệu tự hào. Nhưng không vì đó mà câu thơ mang tính chủ quan, bởi ở đoạn thơ trên Nguyễn Trãi tự hào so bề nước ta với các triều đại khác để đặt Đại Việt trong cái nhìn khách quan về lịch sử. Bằng cách này, người đọc sẽ không thể phủ nhận sự đúng đắn trong vấn đề mà tác giả muốn đề cập. Dẫn chứng được ông chọn lọc vô cùng thuyết phục, rằng Đại Việt là nước độc lập có nền văn hiến lâu đời, có truyền thống tốt đẹp và có nền văn hóa riêng biệt, mỗi vùng miền trên đất nước đều mang những phong tục tập quán khác nhau. Bên cạnh đó, nhà thơ còn so sánh ta cùng các triều đại phong kiến phương Bắc với giọng điệu hùng hồn. Tất cả như một lời nhấn mạnh, lời tuyên bố cho sự tồn tại độc lập chủ quyền của một quốc gia.

 

Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo- CungHocVui

Cảm nhận về đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

    Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, người đọc vẫn chưa thấy hết được giá trị truyền thống tốt đẹp của một dân tộc xứng danh anh hùng. Vì vậy, ông điểm qua các sự kiện lịch sử lừng lẫy khiến ngoại bang phải khiếp sợ:

                        “Lưu Cung tham công nên thất bại

                        Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

                        Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

                        Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

                        Việc xưa xem xét

                        Chứng cứ còn ghi.”

    Mỗi chiến công được liệt kê vô cùng rõ ràng từ địa điểm, đến kết quả, sở dĩ tác giả muốn nêu ra hàng loạt như vậy không chỉ để thể hiện lòng tự hào của một con dân đối với một đất nước mà còn ẩn ý răng đe giặc ngoại xâm về thất bại của tổ tiên chúng. Ở một góc nhìn rộng hơn ta thấy được, Nguyễn Trãi đang đưa ra một lời tuyên bố trịnh trọng, Đại Việt là nước có nền văn hiến, có truyền thống văn hóa, có nhân tài nhiều đời,... có đầy đủ yếu tố cần thiết để hưởng độc lập tự chủ. Nếu kẻ nào có ý định xâm phạm, thì hiển nhiên cuộc đấu tranh nổi dậy sẽ là một cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lợi ích nhân dân.

    Đoạn 1 của Bình Ngô đại cáo mang đậm dấu ấn chính luận song vẫn có sự xen lẫn của cảm hứng trữ tình nhằm khơi gợi cảm xúc cho người đọc. Trải dài đoạn trích là tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt được nhấn mạnh, đó không đơn thuần là tư tưởng mang giá trị lịch sử mà đó chính là bài học là lời răn dạy thế hệ mai sau cần học hỏi.

Xem thêm:

Phân tích tội ác của quân Minh trong Bình Ngô đại cáo

Tham khảo bài phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo

Kết bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

    Qua đoạn 1, Nguyễn Trãi đã thành công thể hiện quan niệm cũng như tư tưởng cần truyền đạt một cách tài ba thông qua câu chữ. Để rồi ta cảm được từng luồng nóng rạo rực nơi tim như cảm xúc của tác giả sống dậy ngày trước, đó là niềm tự hào là con của nước Việt, là sự xúc động trước bao lớp anh hùng nằm xuống để có được đất nước hôm nay. Vì lẽ đó, chúng ta là những thế hệ trẻ cần rèn giũa, học tập để góp phần gìn giữ, phát triển đất nước ngày một vững mạnh hơn.


 

shoppe