Ngữ văn 10: Top 5 mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 giúp lấy trọn điểm
Top 5 mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 giúp lấy trọn điểm Ngữ Văn 10
Tuyển tập văn mẫu mở bài “Bình Ngô đại cáo” đoạn 1. Một vài mở bài đoạn 1 “Bình Ngô đại cáo” ( “Đại cáo Bình Ngô” - sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 chương trình tiêu chuẩn tập 2 trang 8 - trang 13 (phần một: tác giả) và trang 16 - trang 23(phần hai: tác phẩm)) nâng cao, đủ ý và giúp các bạn học sinh lấy trọn điểm.
Top 5 mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Mẫu mở bài số 1
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) nói không ngoa chính là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông còn là vị anh hùng dân tộc có "tấm lòng sáng tựa sao Khuê" dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng hướng tâm nguyện về dân về nước. Điều này thể hiện ngay trong những tác phẩm của Nguyễn Trãi qua từng thời kỳ. Dưới tình thế buộc phải ở ẩn, bài thơ “Cảnh ngày hè” chứa sự tha thiết muốn cống hiến dựng xây đất nước của người nghệ sĩ. Đất nước thắng trận, “Bình Ngô đại cáo” bao hàm tư tưởng nhân nghĩa, quyết “trừ bạo”, an dân ngay từ đoạn 1:
“Từng nghe:
……………………..
Chứng cớ còn ghi.”
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý
Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất
Mẫu 2: mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Bật mí mẫu mở bài cho đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay nhất
Trong thời văn học trung đại Việt Nam với rất nhiều tác giả có cống hiến to lớn cho nền văn học nước nhà như: Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Nguyễn Dữ,... chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Trãi - một nhà văn chính luận lỗi lạc. Không chỉ là một nhà thơ trữ tình, ông còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với tác phẩm tiêu biểu "Bình ngô đại cáo". Đây là một tác phẩm thể hiện rõ lòng yêu nước, thương dân của tác giả khi ngay từ đoạn thơ đầu để thể hiện rất rõ tư tưởng nhân nghĩa, dựng xây nước nhà:
“Từng nghe:
……………………..
Chứng cớ còn ghi.”
Mở bài 3:
Nguyễn Trãi là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ Trung Đại. Nhắc đến Nguyễn Trãi độc giả nhớ ngay đến những sáng tác thi hứng bắt nguồn từ thiên nhiên tiêu biểu là chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” gồm 63 bài, là những bài học nhà thơ rút ra từ thiên nhiên vĩ đại để tự soi chiếu lòng mình. Tuy nhiên không vì thế mà ta bỏ qua một khía cạnh khác của Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là nhà thơ trữ tình sâu sắc mà còn là nhà văn chính luận kiệt xuất. “Bình Ngô đại cáo” chính là một áng văn yêu nước nổi bật trong một khối lượng lớn văn chính luận được ông để lại .
Tác phẩm này mang trong mình ý nghĩa lịch sử vô cùng đặc biệt, là một bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập của dân tộc Đại Việt. Nó nêu lên quan niệm dùng nhân nghĩa để “trị” dân, “khoan” dân. Điều đó được thể hiện rõ ràng ngay từ đoạn 1:
“Từng nghe:
……………………..
Chứng cớ còn ghi.”
Xem thêm:
Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi: Bài văn mẫu và dàn ý
Mẫu 4: mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1
Hình minh họa Mở bài “Bình Ngô đại cáo” đoạn 1
Chủ quyền độc lập dân tộc luôn là chủ đề được dân tộc Việt Nam chúng ta chú trọng và đó cũng là nguồn cảm hứng văn học vĩ đại. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, văn học yêu nước là một bộ phận không thể thiếu của văn học Việt Nam. Những tác phẩm có ý nghĩa lớn, gây tiếng vang, có sức ảnh hưởng cho nhiều thế hệ phải kể đến: "Tuyên ngôn độc lập" (2/9/1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Nam quốc sơn hà" (1077) của Lý Thường Kiệt, "Bình Ngô đại cáo" (1428) của Nguyễn Trãi. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” còn được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Ngay sau khi dẹp yên giặc Ngô thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết nên "Bình Ngô đại cáo" thể hiện rõ ràng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, căm ghét quân xâm lược.
Bởi những ý nghĩa và giá trị của mình, tác phẩm được xem như là một "áng thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Ngay từ những vần thơ mở bài “Bình Ngô đại cáo” đoạn 1 đã thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa trị quốc, vạch trần tội ác của quân giặc rắp tâm xâm lược Đại Việt ta.
“Từng nghe:
……………………..
Chứng cớ còn ghi.”
Xem thêm:
Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay nhất
Cảm nhận về đoạn 2 của Bình ngô đại cáo chi tiết, hay nhất
Mở bài 5:
Tư tưởng nhân nghĩa là một nội dung của Nho giáo được nhiều Nho sĩ tìm tòi, nghiên cứu, học tập và làm theo. Nói tóm lược, nó được hiểu đơn giản là tình yêu thương, sự hy sinh và giúp đỡ giữa những con người với nhau. Tư tưởng lớn lao ấy được đưa vào nhiều áng văn lời thơ với những ý nghĩa thật sâu sắc. Riêng trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã làm sáng lên “nhân nghĩa”, đặc biệt là ở đoạn 1 của tác phẩm. Tinh hoa của nó chính là việc hòa tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng yêu nước làm một. Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về quan niệm ấy của ông.
“Từng nghe:
……………………..
Chứng cớ còn ghi.”
Trên đây là tuyển tập văn mẫu một vàu mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 đủ ý, hay nhất và giúp các bạn học sinh lấy trọn điểm trong kiểm tra hay thi cử. CungHocVui chúc các bạn ngày càng yêu thích và học tốt môn Văn.