Các dạng bài tập Nito Hóa học 11
Các dạng bài tập Nito Hóa 11
Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về lý thuyết và các bài tập về Nito lớp 11!
I. Định nghĩa
1. Định nghĩa
Nito được biết là một phi kim mạnh với độ âm điện là 3.04. Cấu tạo của nito gồm có 5 lớp điện tử vậy nên nguyên tố nito có hóa trị III và tác dụng với các chất tạo ra các hợp chất có liên kết khá bền.
2. Tính chất vật lí
Một số đặc tính vật lý ở Nito:
- Tồn tại dang lỏng ở nhiệt độ 77 K (tương ứng -196 °C) và tồn tại ở dạng đóng băng ở 63 K (tương ứng -210 °C).
- Có hình dạng giống tinh thể lục phương khép kín.
- Dưới 35,4 K (tướng ứng −237.6 °C) lại tồn tại ở dạng lập phương alpha.
- Tồn tại ở dạng lỏng, có dạng giống như nước, nhưng có tỷ trọng chỉ bằng 80,8% (tỷ trọng nitơ lỏng ở điểm sôi là 0,808 g/mL).
3. Tính chất hóa học
Các phản ứng trung gian sinh học (ví dụ: đồng hóa, nitrat hóa và khử nitrat) kiểm soát chặt chẽ cân bằng động của nitơ trong đất. Các phản ứng này gần như là tạo ra sự làm giàu 15N trong chất nền và làm suy kiệt sản phẩm. Mặc dù nước mưa chứa các lượng tương đương amônium và nitrat, nhưng do amônium là tương đối khó chuyển hóa/hấp thụ hơn so với nitrat khí quyển nên phần lớn nitơ trong khí quyển chỉ có thể đi vào trong đất dưới dạng nitrat. Nitrat trong đất được các loại rễ cây hấp thụ tốt hơn so với khi nitơ ở dưới dạng amônium.
II. Các dạng phổ biến thường gặp
Dạng 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng
Yêu cầu phải năm bắt các tính chất hóa học và các phản ứng liên quan của Nito và các hợp chất như \(N_2,N_2O, NO_2, HNO_3, NH_3\).
Cần lưu ý các mũi tên liên quan đến chất tham gia và chất phản ứng trong sơ đồ hóa học phản ứng.
Ví dụ: Cho sơ đồ phản ứng như sau. Viết các phản ứng hóa học liên quan?
\(N_2\rightarrow NO \rightarrow NO_2 \rightarrow Y \rightarrow Ca(NO_3)_2\)
(1) \(N_2+O_2\rightarrow 2NO\)
(2) \(2NO+O_2\rightarrow 2NO_2\)
(3) \(4NO_2+O_2+2H_2O \rightarrow 4HNO_3\)
(4) \(2HNO_3+Ca(OH)_2 \rightarrow Ca(NO_3)_2+2H_2O\)
Dạng 2: Nhận biết phản ứng liên quan đến Nito
Lưu ý các đặc trưng tiêu biểu (sự biến đổi màu hay xảy ra hiện tượng kết tủa,...)
- \(NH_3\) làm quỳ tím đổi sang màu xanh
- \(NH_4^+\) tác động tạo ra khí amoniac có mùi khai.
- \(HNO_3\) tác động với Cu tạo ra chất kết tủa có màu xanh và hóa nâu khi để trong không khí.
- \(NO_3^-\) tác dụng với Cu và axit Sunfuric tạo ra kết tủa màu xanh ngọc và hóa nâu khi để trong không khí.
Dạng 3: Cân bằng phản ứng hóa học thuộc dạng oxi hóa khử và các phản ứng có sự liên quan đến ion \(NO_3^-\)
Ví dụ: Cân bằng phản ứng ion như sau:
\(Cu+HNO_3 \rightarrow Cu(NO_3)_2+NO+H_2O\)
Với dạng ion: \(Cu^o+H^++NO_3^{+5} \rightarrow Cu^{+2}+NO^{+2}+H_2O\)
Quá trình oxi hóa: \(Cu^o\rightarrow Cu^{+2}+2e\)
III. Bài tập trắc nghiệm Nito
Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là
A. \(1s^22s^22p^1.\)
B. \(1s^22s^22p^5.\)
C. \(1s^22s^22p^63s^23p^2.\)
D. \(1s^22s^22p^3.\)
Câu 2: Chọn phản ứng mà tại đó nito thể hiện tính khử ?
A. \(N_2 + 3H_2 → 2NH_3\)
B. \(N_2 + 6Li → 2Li_3N\)
C. \(N_2 + O_2 → 2NO\)
D. \(N_2 + 3Mg → Mg_3N_2\)
Câu 3: Tìm chất mà khi phản ứng cùng, nito thể hiện là chất khử ?
A. \(H_2.\)
B. \(O_2.\)
C. Mg.
D. Al.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về bài tập Nito Hóa học 11!