Đề thi thử THPT QG môn Hóa học trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Tripanmitin có công thức là:
A (C15H31COO)3C3H5.
B (C17H33COO)3C3H5.
C (C17H31COO)3C3H5.
D (C17H35COO)3C3H5.
- Câu 2 : Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?
A Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
B Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom.
C Isopropylamin là amin bậc hai.
D Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
- Câu 4 : Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0 ), tạo ra sản phẩm thu được có khả năng phản ứng với Na là
A CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.
B C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.
C C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.
D C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.
- Câu 5 : Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lítancol etylic 460 là (biết hiệu suất của quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
A 6,0 kg.
B 4,5 kg.
C 5,4 kg.
D 5,0 kg.
- Câu 6 : Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvc. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3; X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng NaCông thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là
A CH3COOH, HCOOCH3.
B CH3COOH, CH3COOCH3.
C HCOOCH3, CH3COOH.
D (CH3)2CHOH, HCOOCH3.
- Câu 7 : Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp ancol etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 14,08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp đó thu được 23,4 ml H2O. Hiệu suất của phản ứng este hóa.
A 60%.
B 90%.
C 75%.
D 80%.
- Câu 8 : Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do:
A phản ứng thủy phân của protein.
B sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
C phản ứng màu của protein.
D sự đông tụ của lipit.
- Câu 9 : Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam đipeptit mạch hở Glu-Ala trong NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 26,2.
B 24,0.
C 28,0.
D 30,2.
- Câu 10 : Cho các chất sau: (1) CH3COOC2H5; (2) CH2=CHCOOCH3; (3) C6H5COOCH=CH2; (4) CH2=C(CH3)OCOCH3; (5) C6H5OCOCH3; (6) CH3COOCH2C6H5.Hãy cho biết chất nào khi cho tác dụng với NaOH đun nóng không thu được ancol
A (3), (4), (5), (6).
B (1), (2), (3), (4).
C (1), (3), (4), (6).
D (3), (4), (5).
- Câu 11 : Số amin bậc I chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
A 3
B 5
C 2
D 4
- Câu 12 : Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có VCO2 ÷ VH2O bằng
A 5/8.
B 8/13.
C 11/17.
D 26/41.
- Câu 13 : Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p–crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 14 : Cho 18,5 gam chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H11O6N3. A tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị của m là:
A 18 ,5 gam
B 19,1 gam
C 24,2 gam
D 16,2 gam
- Câu 15 : Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α–amino axit) mạch hở là
A 7
B 6
C 5
D 4
- Câu 16 : Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no, đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặc khác, thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hơn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly:Ala trong X là
A 4:3.
B 2:1.
C 3:1.
D 3:2.
- Câu 17 : Đun nóng một este đơn chức có phân tử khối là 100 với dung dịch NaOH, thu được hợp chất có nhánh X và ancol Y. Cho hơi Y qua CuO đốt nóng rồi hấp thụ sản phẩm vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được dung dịch Z. Thêm H2SO4 loãng vào Z thì thu được khí CO2. Tên gọi của este là
A etyl metacrylat.
B etyl isobutyrat.
C metyl isobutyrat.
D metyl metacrylat.
- Câu 18 : Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ đều mạch hở, thuần chức gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 10,304 lít khí O2 (đktc), thu được 14,96 gam CO2 và 9 gam H2O. Mặt khác đun nóng 18,48 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 5,36 gam một muối duy nhất và hỗn hợp Y chứa hai ancol. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 140oC thu được m gam hỗn hợp ete. Biết hiệu suất ete hóa của 2 ancol trong Y đều bằng 80%. Giá trị gần nhất của m là
A 4
B 11
C 10
D 9
- Câu 19 : Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A 4
B 3
C 5
D 6
- Câu 20 : Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5COOH, CH3COOCH3, CH3CH2OH. Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là
A CH3COOCH3, CH3CH2OH, CH3COOH, C2H5COOH.
B CH3COOH, CH3COOCH3, CH3CH2OH, C2H5COOH.
C CH3CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH3, C2H5COOH.
D CH3COOH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, C2H5COOH.
- Câu 21 : Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở, là đồng phân cấu tạo của nhau. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn, được 40,2 gam chất rắn Y và a gam một ancol Z. Nung Y với CaO cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 8,4 gam một chất khí. Oxi hóa a gam Z thu được hỗn hợp T gồm axit cacboxylic, andehit, ancol dư và nước. Cho T tác dụng hết với Na dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cho T vào dung dịch KHCO3 dư, thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Cho T phản ứng tráng bạc hoàn toàn, tạo ra 86,4 gam Ag. Giá trị của m là
A 25,8.
B 30,0.
C 29,4.
D 26,4.
- Câu 22 : Cho các phát biểu sau:(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.(6) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.Số phát biểu đúng là
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 23 : Cho m gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A 19,4 gam.
B 11,7 gam.
C 31,1 gam.
D 26,7 gam.
- Câu 24 : Cho hỗn hợp E gồm hai este X và Y (MX < MY) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối của một axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam E cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Tên gọi của X và Y là
A metyl propionat và etyl propionat.
B metyl axetat và etyl axetat.
C metyl acrylat và etyl acrylat.
D etyl acrylat và propyl acrylat.
- Câu 25 : Thực hiện phản ứng thủy phân 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng. Sau một thời gian, trung hòa axit dư rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là
A 87,50 %.
B 69,27 %.
C 62,50 %.
D 75,00 %.
- Câu 26 : Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, chưa no (một nối đôi C = C; MX< MY); Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T làm 3 phần bằng nhau: + Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol nước.+ Phần 2 cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng. + Phần 3 cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi cô cạn được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A 6,66.
B 6,80.
C 5,04.
D 5,18.
- Câu 27 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
B axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.
C axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.
D anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.
- Câu 28 : Thủy phân hoàn toàn H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2– CO–NH–CH2–COOH thu được bao nhiêu loại α–amino axit khác nhau?
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 29 : Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là
A axit fomic, vinylaxetilen, propin.
B andehit axetic, axetilen, but-2-in.
C andehit axetic, but-1-in, etilen.
andehit fomic, axetilen, etilen.
D andehit fomic, axetilen, etilen.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein