40 bài tập vận dụng về phản ứng thủy phân chất béo...
- Câu 1 : Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là?
A 153 gam
B 58,92 gam
C 55,08 gam
D 91,8 gam
- Câu 2 : Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit béo no Y. Y là:
A axit axetic
B axit panmitic
C axit oleic
D axit stearic
- Câu 3 : Đun sôi một triglixerit X với dung dịch KOH đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và hỗn hợp Y gồm muối của axit béo oleic và muối của axit linoleic, trong đó muối của axit linoleic có khối lượng 3,18g. CTCT của X là:
A C17H33COOC3H5 (C17H31COO)2
B (C17H33COO)2C3H5 –OOCC17H31
C C17H35COOC3H5(C17H31COO)2
D (C17H35COO)2C3H5 –OOCC17H33
- Câu 4 : Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
A 886.
B 888.
C 890.
D 884.
- Câu 5 : Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là
A 106,80.
B 128,88.
C 106,08.
D 112,46.
- Câu 6 : Cho 0,3 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A 9,2.
B 27,6.
C 18,4.
D 4,6.
- Câu 7 : Thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong dung dich NaOH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp 2 muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,966 mol O2, sinh ra 0,684 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Phân tử X chứa 1 liên kết đôi C=C.
B Giá trị của m là 10,632.
C X tác dụng hoàn toàn với hiđro (dư) (xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein.
D Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon.
- Câu 8 : Đun nóng 2m gam triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối natristearat và natrioleat. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 54,84 gam muối. Giá trị của m là
A 53,04.
B 53,16.
C 53,40.
D 53,28.
- Câu 9 : Một loại chất béo được tạo thành bởi glixerol và 3 axit béo là axit panmitic, axit oleic và axit linoelic. Đun 0,1 mol chất béo này với 500 ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X ( trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) còn lại m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 99,2
B 97
C 91,6
D 96,4
- Câu 10 : Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được 4,6 gam glixerol và m gam hỗn hợp hai muối natri stearat và natri oleat có tỉ lệ mol tương ứng 1:2. Giá trị của m là:
A 45,6
B 45,8
C 45,7
D 45,9
- Câu 11 : Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol; 2,78 gam natri panmitat và m gam natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Phân tử X có 5 liên kết π.
B 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
C Giá trị của m là 3,04.
D Khối lượng phân tử của X là 858.
- Câu 12 : X là một sản phẩm của phản ứng este hóa giữa glixerol với hai axit: axit panmitic và axit stearic. Hóa hơi 59,6 gam este X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 2,8 gam khí nitơ ở cùng điều kiện. Tổng số nguyên tử cacbon trong một phân tử X là
A 35.
B 54.
C 37.
D 52.
- Câu 13 : Cho m gam một triglixerit X tạo bởi axit panmitic, axit stearic, axit oleic xà phòng hóa thu được 36,8 gam glixerol. Nếu đốt cháy hoàn m gam X rồi cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A 2,2 kg
B 2,5 kg
C 3 kg
D 3,5 kg
- Câu 14 : Một loại mỡ chứa 50% triolein (glixerol trioleat), 30% tripanmitin (glixerol tripanmitat), 20% tristearin (glixerol tristearat) về khối lượng. Thủy phân 100 kg mỡ đó trong NaOH Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng xà phòng thu được là
A 206,50 kg.
B 309,75 kg.
C 103,25 kg.
D 51,63 kg.
- Câu 15 : Đun nóng a gam chất béo X với NaOH dư, sau phản ứng thu được 4,6g glixerol; m gam muối oleat và 30,6 gam muối stearat. Giá trị của a và m lần lượt là
A 15,2 gam và 44,4 gam.
B 44,4 gam và 15,2 gam.
C 44 gam và 12 gam.
D 57,4 gam và 15,2 gam.
- Câu 16 : Khi xà phòng hóa hoàn toàn 40,3 gam tripanmitin thì khối lượng glixerol thu được là
A 3,45 gam.
B 9,2 gam.
C 4,6 gam.
D 2,3 gam.
- Câu 17 : Đun nóng triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri của axit stearic và oleic. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 54,84 gam muối. Khối lượng phân tử của X là
A 886.
B 888.
C 884.
D 890.
- Câu 18 : Hỗn hợp X chứa hai chất béo được tạo bởi từ axit stearic và axit oleic. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X, thu được 13,8 gam glixerol. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 12,105 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị gần nhất của m là
A 135.
B 130.
C 140.
D 145.
- Câu 19 : Thủy phân 265,2 gam chất béo tạo bởi một axit béo trong dung dịch KOH đun nóng thu được 288 gam muối kali. Chất béo này có tên gọi là
A Tristearin.
B Triolein.
C Trilinolein.
D Tripanmitin.
- Câu 20 : Thủy phân hoàn toàn 444 gam một chất béo X thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A C15H31COOH và C17H35COOH
B C17H33COOH và C15H31COOH
C C17H31COOH và C17H33COOH
D C17H33COOH và C17H35COOH
- Câu 21 : Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần vừa đủ 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là
A 16,12.
B 19,56.
C 17,72.
D 17,96.
- Câu 22 : Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH thì chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị của m là
A 18,36.
B 17,25.
C 17,65.
D 36,58.
- Câu 23 : Cho 0,05 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A 27,6.
B 4,6.
C 14,4.
D 9,2.
- Câu 24 : Thủy phân triglixerit X trong dd NaOH người ta thu được hỗn hợp 2 muối gồm natri oleat, natri stearat theo tỉ lệ mol lần lượt là 1:2 . Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A b - c = 2a
B b - c = 3a
C b- c = 4a
D b = c -a
- Câu 25 : Xà phóng hóa m gam triglixerit X cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của axit oleic và axit panmitic có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Giá trị m là
A 172,0.
B 174,0.
C 176,8.
D 171,6.
- Câu 26 : Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của axit béo B. Tên của B là
A Axit axetic.
B Axit panmitic.
C Axit oleic.
D Axit stearic.
- Câu 27 : Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearrat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam Xtác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A 0,20.
B 0,04.
C 0,16.
D 0,08.
- Câu 28 : Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư( xúc tác Ni, nung nóng) thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt chat trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gấn nhất với giá trị nào sau đây ?
A 145
B 150
C 155
D 160
- Câu 29 : Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH). Số CTCT có thể có của X và giá trị của a là
A 2 và 8,82 gam.
B 2 và 9,3 gam.
C 1 và 8,82 gam.
D 1 và 9,3 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein