160 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 Hóa Học cự...
- Câu 1 : Có bốn lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
A. X là dung dịch NaNO3.
B. Y là dung dịch KHCO3.
C. T là dung dịch (NH4)2CO3.
D. Z là dung dịch NH4NO3.
- Câu 2 : Cho các chất sau: fructozơ, saccarozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala, tinh bột, tripanmitin.Số chất có phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là:Cho các chất sau: fructozơ, saccarozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala, tinh bột, tripanmitin.Số chất có phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là:
A. 6
B. 5.
C. 3.
D. 4.
- Câu 3 : Trong môi trường kiềm, dung dịch protein có phản ứng biure với
A. NaCl
B. Mg(OH)2.
C. Cu(OH)2.
D. KCl.
- Câu 4 : Cho các kim loại và các dung dịch: Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, HCl. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 7
B. 6.
C. 5.
D. 4.
- Câu 5 : Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 250ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 2 chất. Tên gọi của X là:
A. Trilinolein.
B. Tristearin.
C. Triolein.
D. Tripanmitin.
- Câu 6 : Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCL thu được 28,65 gam muối. Công thức của phân tử X là:
A. CH5N.
B. C2H7N.
C. C3H9N.
D. C4H11N.
- Câu 7 : Cho 10,8 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hết với 200ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,3 gam chất rắn khan. Tên của X là:
A. Axit axetic.
B. Axit fomic.
C. Axit acylic.
D. Axit propionic.
- Câu 8 : Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?
A .Etanal.
B. Axit axetic.
C. Fructozơ.
D. Axit fomic.
- Câu 9 : Để hòa tan vừa hết 24,4 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 93,0.
B. 91,6.
C. 67,8.
D. 80,4.
- Câu 10 : Dung dịch chất nào sau đây được dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh?
A. HCl.
B. HBr.
C. HI.
D. HF.
- Câu 11 : Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa?
A. H2SO4.
B. K2SO4.
C. HCl.
D. AlCl3.
- Câu 12 : Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chất nào sau đây?
A. Khí cacbonic.
B. Khí Clo.
C.Khí hiđroclorua.
D. Khí cacbon oxit.
- Câu 13 : Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 14,9 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,1 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot là:
A. 15,1.
B. 6,4.
C. 7,68.
D. 9,6.
- Câu 14 : Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được khí O2 và 29,9 gam chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2 và KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,7 mol HCl. Phần trắm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là:
A. 50%.
B. 80%.
C. 75%.
D. 60%.
- Câu 15 : Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 70 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 90.
B. 150.
C. 120.
D. 70.
- Câu 16 : Trong các polime: poli(etylen terephtalat), poliacrilonnitrin, polistiren, poli(metyl metacrylat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
- Câu 17 : Cho dung dịch chứa a mol H3PO4 vào dung dịch chứa 2,5a mol KOH, sau phản ứng thu được dung dịch chứa chất tan là:
A. KH2PO4, K2HPO4.
B. K3PO4, KOH.
C. H3PO4, KH2PO4.
D. K2HPO4, K3PO4.
- Câu 18 : Hỗn hợp X gồm ankan (a mol), anken, ankin (a mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lít (đktc) O2 thu được (2b+5,6) gam CO2 và b gam H2O. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 15,68 và 9,8.
B. 15,68 và 21.
C. 23,52 và 9,8.
D. 23,52 và 26,6.
- Câu 19 : Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl
A. Mg.
B. Fe.
C. Zn.
D. Ag.
- Câu 20 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra khí NO?
A. CuO
B. Ca(OH)2.
C. Cu.
D. CaCO3.
- Câu 21 : Tiến hành thí nghiệm khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
A. K2O.
B. Al2O3.
C. CuO.
D. MgO.
- Câu 22 : Nguyên tử của nguyên tố lưu huỳnh có số điện tích hạt nhân là 16. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là:
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
- Câu 23 : Số đồng phân cấu tạo amin bậc 2 của C4H11N là:
A. 3.
B. 4.
C. 8.
D. 9.
- Câu 24 : Cho m gam ancol no, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2là 47/3) có chất hữu cơ Z và thấy khối lượng chất rắn giảm 9,6 gam. Mặt khác đốt a mol Z, thu được b mol CO2 và c mol H2O; với b=a+c. Giá trị của m là:
A. 17,4.
B. 37,2.
C. 18,6.
D. 34,8.
- Câu 25 : Đốt cháy 16,64 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong oxi, thu được 23,68 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toànn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trog không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Mặt khác, cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 126,28.
B. 128,44.
C. 43,2.
D. 130,6.
- Câu 26 : Hòa tan hết 14,3 gam hỗn hợp X gồm Al(NO3)3, MgO, Mg và Al vào dung dịch gồm 0,03 mol KNO3 và 0,5 mol H2SO4 (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,85 gam muối và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,11 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 10 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Al có trong X là;
A. 22,66%.
B. 28,50%.
C. 42,80%.
D. 52,88%.
- Câu 27 : X là axit hữu cơ đơn chức, mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C và có đồng phân hình học: Y, Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong E là:
A. 7,77%.
B. 32,08%.
C. 48,65%.
D. 32,43%.
- Câu 28 : Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một bằng một lượng oxi vừa đủ thu được N2, CO2 và H2O (trong đó tổng số mol O2 và H2O là 0,885 mol). Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm Ala, Gly, Val. Cho X tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y chứa 20,86 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 340ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 31.32
B. 24,92.
C. 27,16.
D. 21,48.
- Câu 29 : Hòa tan m gam hỗn hợp gồm K2O, ZnO vào nước chỉ thu được dung dịch Y trong suốt. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y, kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau:
A. 125,1.
B. 106,3.
C. 172,1.
D. 82,8.
- Câu 30 : Cho m gam hỗn hợp X gồm valin, (H2N)3C4H3(COOH)4 tác dụng hết với 200ml dung dịch chứa NaOH 0,75M và KOH 0,85M, thu được dung dịch Y chứa 33,97 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 275ml dung dịch H2SO4 1M. Phần trăm khối lượng của valin trong X là:
A. 57,10%
B. 42,90%.
C. 64,80%.
D. 36,70%.
- Câu 31 : Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là:
A. Na.
B. K.
C. Ne.
D. F.
- Câu 32 : Trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ, người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất?
A.Cát.
B. Lưu huỳnh.
C.Than.
D. Muối ăn.
- Câu 33 : Người ta thu oxi bằng cách đẩy nước, là do:
A.Khí oxi nhẹ hơn nước.
B. Khí oxi khó hóa lỏng.
C. Khí oxi tan nhiều trong nước.
D. Khí oxi ít tan trong nước.
- Câu 34 : Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?
A.2.
B. 1.
C. 3.
D.4.
- Câu 35 : Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường, tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:
A. Zn.
B. Fe.
C. Cr.
D. Al.
- Câu 36 : Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách hiệu quả nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm:
A. Giấm ăn.
B. Kiềm.
C. Dung dịch HCl.
D. Nước.
- Câu 37 : Crom và sắt tác dụng với chất nào sau đây để tạo ra hợp chất có mức oxi hóa +2?
A. O2.
B. HNO3.
C. HCl.
D. Cl2.
- Câu 38 : Hợp chất nào sau đây không thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. Axit ascorbic (C6H8O6).
B.Naphtalen (C10H8).
C. Saccarozơ (C12H22O11).
D. Canxi cacbonat (CaCO3).
- Câu 39 : Axit benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (ký hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật…Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là:
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. C6H5COOH.
D. (COOH)2.
- Câu 40 : Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì…có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:
A.(C6H12O6)n.
B. (C12H22O11)n.
C. (C6H5OH)n.
D. (C12H24O12)n.
- Câu 41 : Hỗn hợp X gồm vinyllaxentilen và hidro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí X (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2 trong CCl4. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A. 38,08.
B. 7,616.
C. 7,168.
D. 35,84.
- Câu 42 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 273,75 gam dung dịch Al2(SO4)3 21,863% và 5,04 lit H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 16,95.
B. 17,40.
C. 222,75.
D. 223,2.
- Câu 43 : Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với số dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
- Câu 44 : Những mệnh đề nào sau đây là sai?
A. Khi thay đổi trật tự các gốc - amino axit trong phân tử peptit sẽ dẫn đến có các đồng phân peptit.
B. Trong phân tử peptit mạch hở nếu có n gốc - amino axit thì sẽ có (n-1) liên kết peptit.
C. Các peptit thường ở thể rắn, dễ tan trong nước.
D. Nếu phân tử peptit có chứa n gốc - amino axit thì sẽ có số đồng phân là n!.
- Câu 45 : Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Hòa tan hoàn toàn một nửa lượng rắn X vào nước thu được dung dịch Z. Sục toàn bộ khí Y vào dung dịch Z, thu được dung dịch T. Khối lượng muối trong dung dịch T là:
A.100 gam.
B. 0 gam.
C. 81 gam.
D. 50 gam.
- Câu 46 : Cho 0,15 mol CH3COOC2H5 vào dung dịch chứa 0,2 mol KOH sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn dụng dịch thu được chất rắn chứa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 17,5.
B. 12,3.
C. 14,7.
D. 15,7.
- Câu 47 : Cho các dung dịch: KOH, Ba(HCO3)2, Ca(OH)2, HCl, KHCO3, BaCl2 phản ứng với nhau từng đôi một. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường là:
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6.
- Câu 48 : Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp 3 este đều no, đơn chức, mạch hở cần dùng V lít O2 (đktc), thu được 11,16 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của V là:
A. 4,256.
B. 4,704.
C. 5,376.
D. 3,584.
- Câu 49 : Hòa tan hết 17,72 gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và FeCO3 cần dùng vừa đủ 280ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Y. Cho V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Y, thu được 77,36 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 320.
B. 240.
C. 280.
D. 260.
- Câu 50 : Cho dãy các chất sau: etilen, vinylaxetilen, phenol, axit fomic, axit metacrylic, axetanđehit, ancol anylic, anlen, toluen, axit acrylic, etan, cumen. Số chất có trong dãy làm mất màu dung dịch nước Br2 là:
A. 8.
B. 9.
C. 7.
D. 10.
- Câu 51 : Nhúng thanh Cu vào 200ml dung dịch gồm HCl 0,6M và FeCl3 xM, sau một thời gian thu được dung dịch X; đồng thời khối lượng thanh đòng giảm 3,84 gam. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, sau thời gian t giây, ở catot bắt đầu có khí thoát ra. Tiếp tục điện phân với thời gian 2t giây nữa thì dừng điện phân, lấy thanh catot ra lau khô, cân lại thấy khối lượng tăng 10,56 gam. Giá trị của x là:
A. 0,60.
B. 0,75.
C. 0,80.
D. 0,90.
- Câu 52 : Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol); Mg2+ (0,02 mol); Ca2+ (0,04 mol); Cl- (0,02 mol); HCO3- (0,12 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc:
A. Là nước mềm.
B. Có tính cứng vĩnh cửu.
C. Có tính cứng toàn phần
D. Có tính cứng tạm thời.
- Câu 53 : Cho 7 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 500ml dung dịch AgNO3 0,38M khuấy kĩ hỗ hợp. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc, rửa kết tủa thu được dung dịch X và m gam chất rắn B. Thêm lượng dưu dung dịch NaOH vào dung dịch X, lọc rửa kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn C có khối lượng 7,6 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
A. 21,44.
B. 22,20.
C. 21,80
D. 22,50.
- Câu 54 : X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3OH, HCHO, HCOOH, NH3 và các chất được ghi vào bảng sau:
A. Y là NH3.
B. Z là HCOOH.
C. T là CH3OH.
D. X là HCHO.
- Câu 55 : Hòa tan hết 21,6 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có chứa 29,25 gam muối FeCl3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X , thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là:
A. 124.
B. 117.
C. 112.
D. 120.
- Câu 56 : Cho 100 gam dung dịch axit fomic tác dụng tối đa với m gam K, sau phản ứng thu được 41,664 lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch axit fomic là:
A. 42,78%.
B. 71,12%.
C. 54,28%.
D. 85,56%.
- Câu 57 : Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở (đều chứa C, H, O) và có cùng phân tử khối là 60. Cả ba chất đều phản ứng với Na giải phóng H2. Khi oxi hóa X (có xúc tác thích hợp) tạo ra X1 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Y tác dụng được với NaOH còn Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z lần lượt là:
A. (CH3)2CHOH, CH3COOH, HCOOCH3.
B. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, HOCH2CHO.
C. (CH3)CHOH, HCOOCH3, HOCH2CHO.
D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3OC2H5.
- Câu 58 : Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thu được H2O và hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm 2 ancol và 3 ete. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,272 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) đung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z gồm 2 anđehit. Cho Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 69,12 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 8,08.
B. 7,52.
C. 10,32.
D. 10,88.
- Câu 59 : Hỗn hợp X gồm 3 este đều mạch hở, trong đó có hai este có cùng số nguyên tử cacbon. Xà phòng hóa hoàn toàn 18,3 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp X gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,91 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,195 mol O2, thu được Na2CO3 và 10,85 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng este có phân tử khối nhỏ nhất trong hỗn hợp X là:
A. 32,8%.
B. 39,3%.
C. 42,6%.
D. 52,5%.
- Câu 60 : Hỗn hợp R gồm hai peptit X, Y có số liên kết peptit liên tiếp nhau, đều mạch hở và tạo nên từ glyxin, alanin, valin. Đốt cháy hoàn toàn 65,99 gam R thu được hiệu số mol CO2 và H2O là 0,225 mol. Mặt khác, 65,99 gam R tác dụng hết với 900ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được chât rắn T (có số mol muối glyxin bằng số mol muối valin). Đốt cháy hoàn toàn T thu được tổng số mol CO2 và H2O là 5,085 mol. Phần trăm khối lượng của peptit có số mol ít hơn trong R là:
A. 53,19%.
B. 42,54%.
C. 47,64%
D. 46,92%.
- Câu 61 : Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và 10,08 lít hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl thu được dung dịch A chỉ chứa muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm hai đơn chất không màu. Biết các khí đo ở đktc và tỉ khối của B so với hiđrô nằng 7,5. Tổng khối lượng muối trong dung dịch A là:
A. 154,65 gam.
B. 152,85 gam.
C. 156,10 gam.
D. 150,30 gam.
- Câu 62 : Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A.C2H5OH và CH3-O-CH2-CH3.
B.CH3-O-CH3 và CH3-CHO.
C.CH3-CH2-CHO và CH3-CHOH-CH3.
D.CH2=CH-CH2OH và CH3-CH2-CHO.
- Câu 63 : Thành phần chính của quặng photphorit là:
A.CaHPO4.
B.Ca3(PO4)2.
C.Ca(H2PO4)2.
D.NH4H2PO4.
- Câu 64 : Cho phản ứng sau X + Y à Z. Lúc đầu nồng độ chất X là 0,4 mol/lít. Sau khi phản ứng 10 giây thì nồng độ chất X là 0,2 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là:
A.0,02 mol/lít.s.
B.0,03 mol/lít.s.
C.0,04 mol/lít.s.
D.0,05 mol/lít.s.
- Câu 65 : Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây:
A.T là oxi.
B.Z là hiđrocacbon.
C.Y là cacbon đioxit.
D.X là clo.
- Câu 66 : Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl- , SO42-. Chất được dùng làm mềm mẫu nước cứng trên là
A.BaCl2.
B.NaHCO3.
C.Na3PO4.
D.H2PO4.
- Câu 67 : Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít khi H2 (đktc). Giá trị của m là:
A.8,4.
B.9,6.
C.10,8.
D.7,2.
- Câu 68 : Cho CH3COOC2H5 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là:
A.C2H5COONa và CH3OH.
B.C2H5OH và CH3COOH.
C.CH3COOH và C2H5ONa.
D.CH3COONa và C2H5OH.
- Câu 69 : Để phân biệt dung dịch phenol (C6H5OH) và ancol etylic (C2H5OH), ta có thể dùng thuốc thử là:
A.Dung dịch NaCl.
B.Kim loại Na.
C.Nước brom.
D.Quỳ tím.
- Câu 70 : Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, H2SO4 đặc nguội, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
A.4.
B.1.
C.2.
D.3.
- Câu 71 : Khi đun nấu thức ăn, nếu củi được chẻ nhỏ thì quá trình cháy xảy ra nhanh hơn. Vậy người ta đã dựa vào yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ phản ứng?
A.Nồng độ.
B.Nhiệt độ.
C.Diện tích tiếp xúc.
D.Áp suất.
- Câu 72 : Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, CH3COOH, H2NCH2COONa, CIH3N-CH2COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là:
A.1.
B.2.
C.3.
D.4.
- Câu 73 : Tiến hành thí nghiệm với các chất sau: glucozơ, anilin, fructozơ và phenol (C6H5OH). Kết quả được ghi được bảng sau:
A. Glucozơ, anilin, phenol, fructozơ.
B. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ.
C. Phenol, fructozơ, anilin, Glucozơ.
D. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin.
- Câu 74 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
A.228.75 và 3,0.
B.228,75 và 3,25.
C.200 và 2,75.
D.200 và 3,25.
- Câu 75 : Cho dãy các chất KHCO3, KHSO4, Cr(OH)3, CH3COONH4, Al, Al(OH)3, Cr(OH)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
A.4.
B.3.
C.5.
D.6.
- Câu 76 : Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2,5a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A.Dung dịch X không làm chuyển màu quỳ tím.
B.Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được a/3 mol kết tủa.
C.Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
D.Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
- Câu 77 : Hỗn hợp X gồm metan, propen, isopren. Đốt cháy hoàn toàn 15,0 gam X cần vừa đủ 36,96 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,1 mol brom. Giá trị của a là:
A.0,20.
B.0,15.
C.0,30.
D.0,10.
- Câu 78 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg và Fe trong 200ml dung dịch AgNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1,2M. Sau khí phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 30,08 gam chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 20,8 gam rắn khan. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với:
A.61%.
B.57%.
C.75%.
D.65%.
- Câu 79 : Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được 4,6 gam glixerol và m gam hỗn hợp hai muối natri stearate và natri oleat có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Giá trị của m là:
A.45,6.
B.45,8.
C.45,7.
D.45,9.
- Câu 80 : Lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%). Lượng CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau:
A.18,2750.
B.16,9575.
C.15,1095.
D.19,2375.
- Câu 81 : Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hòa 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.35,96%.
B.32,65%.
C.37,86%.
D.23,97%.
- Câu 82 : Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O2; 1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 1M. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là:
A.8.
B.7.
C.5.
D.6.
- Câu 83 : Đốt cháy 4,4 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H6, C4H10 cần a mol O2 thu được b mol CO2 và 7,2 gam H2O. Giá trị a, b lần lượt là:
A.0,5 và 0,3.
B.0,6 và 0,3.
C.0,5 và 0,8.
D.0,5 và 0,4.
- Câu 84 : Cho các chất sau K2Cr2O7, Na2CO3, Fe3O4, FeCl2, Cu, AgNO3, Fe(NO3)2, Al(OH)3.
A.4.
B.6.
C.5.
D.7.
- Câu 85 : Este đa chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của một axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Z hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
B.Chỉ có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn X.
C.Phân tử X có 3 nhóm –CH3.
D.Chất Y không làm mất màu nước brom.
- Câu 86 : Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch Y. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến khi kim loại tan hết thấy có 10,304 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch Y có pH bằng:
A.12.
B.1.
C.13.
D.2.
- Câu 87 : Đốt cháy hoàn toàn 15,87 gam hỗn hợp X chứa 3 este đều đơn chức, mạch hở bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 15,87 gam X cần dùng 0,105 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với 375 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol Z duy nhất và m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A.23,190.
B.23,175.
C.23,400.
D.20,040.
- Câu 88 : Hòa tan hết 20,48 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, MgCO3 trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa 3 muối trung hòa có khối lượng 84,63 gam và hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2O, N2, H2 (trong đó có 0,06 mol H2). Tỉ khối của Y so với He bằng 7,45. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X, thu được 160,77 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, thu được 195,57 gam kết tủa. Phần trăm về số mol của N2O trong hỗn hợp khí Y là:
A.29,5%.
B.20,0%.
C.30,0%.
D.44,3%.
- Câu 89 : Hỗn hợp X gồm peptit mạch hở Y và este Z (CnH2nO2). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,91 mol O2 sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư thu được 82,0 gam kết tủa. Nếu đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 380 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A.38,12.
B.34,72.
C.36,20.
D.33,64.
- Câu 90 : Hòa tan 64,258 gam hỗn hợp rắn gồm Cu(NO3)2.5H2O và NaCl vào nước được dung dịch X. Điện phân X với cường độ dòng điện không đổi, sau một thời gian thì thu được dung dịch Y có khối lượng giảm đi 18,79 gam so với dung dịch X. Cho 10 gam Fe vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn T gồm 2 kim loại, đồng thời thoát ra 1,568 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí màu nâu đỏ (đktc), màu nâu đậm dần trong không khí, tỉ khối hơi của Z so với H2 là 129/7. Giá trị của m là:
A.5,928.
B.6,142.
C.4,886.
D.5,324.
- Câu 91 : Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết pi nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1: 5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.71%.
B.79%.
C.57%.
D.50%.
- Câu 92 : Nung nóng 20,88 gam hỗn hợp gồm Al, Fe2O3 và CuO trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam, thu được m gam chất rắn không tan. Nếu hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa 1,32 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối nitrat của kim loiaj và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO. Cô cạn dung dịch Y thu được 87,72 gam muối khan. Giá trị của m là:
A.10,80.
B.10,56.
C.8,64.
D.14,40.
- Câu 93 : Hỗn hợp X chứa hai este mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este Y (CnH2n-2O2) và este Z (CmH2m-6O4). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng 4,975 mol O2. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 0,4 mol X bằng lượng H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t0), lấy sản phẩm tác dụng với dung dịch NaOH dư (đun nóng) thu được một muối duy nhất và hỗn hợp T chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Tỉ khối hơi của T so với oxi bằng 1,75. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là:
A.25,36%.
B.24,45%.
C.22,59%.
D.28,32%.
- Câu 94 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về amino axit?
A. Dung dich aminoaxit luôn đổi màu thành quỳ tím.
B. Là hợp chất hữu cơ đa chức.
C. Hầu hết ở thể rắn, ít tan trong nước.
D. Amino axit tồn tại trong thiên nhiên thường là α-amino axit.
- Câu 95 : Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi hóa bởi icon Cu2+ là:
A. 1,4 gam.
B. 4,2 gam.
C. 2,1 gam.
D. 2,8 gam.
- Câu 96 : Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là
A. Saccarozơ.
B. Tinh bột.
C. Xenlulozơ
D. Glucozơ.
- Câu 97 : Chất nào sau đây có liên kết ion?
A. SO2.
B. HCl.
C. K2O
D. CO2.
- Câu 98 : Cho dãy các chất: metyl metacrylat, triolein, sccarozơ, xenlulozơ, glyxylalanin, tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
- Câu 99 : Đốt cháy 6,72 gam kim loại M với oxi dư thu được 8,4 gam oxit. Nếu cho 5,04 gam M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí NO (là sản phẩm khử suy nhất). Thể tích khí NO (đktc) thu được là
A. 1,176 lít.
B. 2,016 lít.
C. 2,24 lít.
D. 1,344 lít.
- Câu 100 : Cho 8,6 gam hỗn hợp gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,8 gam hồn hợp X. để tác dụng hết với các chất có trong X cần V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị V là:
A. 0,15.
B. 0,16.
C. 0,2.
D. 0,1.
- Câu 101 : Có ba mẫu hợp kim có cùng khối lượng: Al-Cu, Cu-Ag, Mg-Al. Dùng chất nào sau đây để có thể phân biệt ba mẫu hợp kim trên?
A. KOH.
B. HCl.
C. HNO3.
D. H2SO4.
- Câu 102 : X có công thức phân tử C2H7O2N. Biết X vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl. Số đồng phân cấu tạo mạch hở của X là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 103 : Cho dãy các chất: axit axetic, natri axetat, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy tác dụng với NaOH trong điều kiện thích hợp là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 104 : Để pha loãng H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây?
A.Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.
B. Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
C. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
D. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều
- Câu 105 : Chất có phản ứng với dung dịch Br2 là
A. Ancol benzylic.
B. Alanin.
C. Metylamin.
D. FeCl2.
- Câu 106 : Trường hợp nào sau đây tạo hợp chất Fe(II)?
A. Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Đốt dây sắt trong bình đựng khí Cl2
C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch AgNO3 dư.
D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3.
- Câu 107 : Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc nóng. Sau khi phản ứng kết thúc lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hợp muối sắt(II)?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
- Câu 108 : Dãy kim loại tan hoàn toàn trong H2O ở điều kiện thường là
A. Fe, Na, K.
B. Ca, Ba, K.
C. Ca, Mg, Na.
D. Al, Ba, K.
- Câu 109 : Có bốn ống thí nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2 và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây:
A. O2, H2S, HCl, và SO2.
B. HCl, SO2, O2, và H2S.
C. H2S, HCl, O2 và SO2
D. SO2, HCl, O2 và H2S.
- Câu 110 : Cho m gam hỗ hợp dung dịch X gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y ( có tỉ khối so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8.
B. 7,4.
C. 9,2.
D. 8,8.
- Câu 111 : Gluxit nào sau đây được gọi là đường mía?
A. Glucozơ.
B. Tinh bột.
C. Glucozơ.
D. Frutozơ.
- Câu 112 : Các kim loại Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch nào sau đây?
A.Dung dịch HCl.
B. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
C. Dung dich HNO3 loãng.
D. Dung dịch H2SO4.
- Câu 113 : Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng cho khí H2. Mặt khác, oxit của X bị khí H2 khử thành kim loại nhiệt độ cao. X là kim lại nào?
A. Fe.
B. Al.
C. Mg.
D. Cu.
- Câu 114 : Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị m là
A. 6,4.
B. 3,4.
C. 4,4.
D. 5,6.
- Câu 115 : Câu nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Anđehit bị hiđrô khử tạo thành acol bậc 1.
B. Anddehit bị dung dịch AgNO3/NH3 oxi hóa tọa thành muối của axit cacboxylic.
C. Dung dichj fomon là dung dịch bão hòa của anđehit fomic có nồng độ khoảng từ 37%-40%.
D. 1 mol anđehit đơn chức bất kỳ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều thu được 2 mol Ag.
- Câu 116 : Cho các chất sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một (điều kiện có đủ): Na, NaOH, C2H5OH, CH2=CHOOH, C6H5OH. Hỏi có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 7.
- Câu 117 : Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời giant hu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch MnCl2, KCl, HCl dư. Số mol HCl phản ứng là
A. 2,1.
B. 2,4.
C. 1,9.
D. 1,8.
- Câu 118 : Chất không phản ứng với dung dịch HCl là
A. Phenylamoni clorua.
B. Anilin.
C. Glyxin.
D. Ala-Gly.
- Câu 119 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X được 3,36 lít khí CO2; 0,56 lít khí N2 (đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2COONa. Công thức của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH.
B.H2N-CH2-COOCH3.
C. A.H2N-CH2-CH2-COOC3H7.
D. A.H2N-CH2-CH2-COOC2H5.
- Câu 120 : Cho 33,9 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ 1:2) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp B gồm N2O và H2. Hồn hợp khí B có tỉ khối so với He bằng 8,375. Giá trị gần nhất của m là
A. 240.
B. 300.
C. 312.
D. 308.
- Câu 121 : Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin (Gly-Ala). Cho m gam X vào 100ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Phần trăm khối lượng của valin trong X là
A. 65,179%.
B. 54,588%.
C. 45,412%.
D. 34,821%.
- Câu 122 : Chọn cặp chất không xảy ra phản ứng?
A. Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
B. Dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch KHSO4.
C. Dung dịch H2NCH2COONa và dung dịch KOH.
D. Dung dịch C6H5NH3 và dung dịch NaOH.
- Câu 123 : Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 vf dung dịch chứa (KNO3, H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
- Câu 124 : Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon -6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
- Câu 125 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp H gồm Mg (5a mol) và Fe3O4 (a mol) trong dung dịch chứa KNO3 và 0,725 mol HCl (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được lượng muối khan nặng hơn khối lượng hỗn hợp H là 26,23 gam. Biết kết thúc phản ứng thu được 0,08 mol hỗn hợp khí Z chứa H2 và NO, tỉ khối của Z so với H2 bằng 11,5. Phần trăm khối lượng muối khan có giá trị gần nhất với
A. 17%.
B. 18%.
C. 26%.
D. 6%.
- Câu 126 : Cho hỗn hợp Z gồm Fe2O3 và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X chứa 40,36 gam chất tan và một chất rắn không tan. Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 và dung dịch X đến khi phản ứng kết thúc thì thu được 0,01 mol khí NO và m gam kết tủa Z. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của . Giá trị của m là
A. 113,44.
B. 91,84.
C. 107,70.
D. 110,20.
- Câu 127 : Đốt cháy hoàn toàn 25,56 gam hỗn hợp H gồm hai este đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng, liên tiếp và một amino axit Z thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (Mz>75) cần 1,09 mol O2, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng 48:49 và 0,02 mol khí N2. Cùng lượng H trên cho tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan và một ancol duy nhất. Biết KOH dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Giá trị của m là
A. 38,792.
B. 34,760.
C. 31,880.
D. 34,312.
- Câu 128 : Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (MX<MY) đều mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau.
A. 65.
B. 70.
C. 63.
D. 75.
- Câu 129 : Ở nhiệt độ không đổi, nếu tăng áp suất thì hệ cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận?
- Câu 130 : Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
- - Bộ đề thi thử Đại học môn Hóa học mới nhất có lời giải !!
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao !!
- - Đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - 160 Bài trắc nghiệm Ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải !!
- - 120 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 Hóa Học cực hay có lời giải !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 môn Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Bộ đề tăng tốc luyện thi Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ nâng cao có lời giải chi tiết !!