23 Bài Sự điện li từ đề thi thpt quốc gia có lời g...
- Câu 1 : Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42-và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42-có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaC2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3-là:
A. 0,2M
B. 0,3M
C. 0,6M
D. 0,4M
- Câu 2 : Cho m gam CuSO4.5H2O vào 250 ml dung dịch NaCl 1,2M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian 5250 giây, thu được dung dịch Y và 4,032 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 9450 giây, thì tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 6,272 lít. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Mg tăng a gam. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị m và a lần lượt là:
A. 90,5 gam và 4,64 gam
B. 90,0 gam và 6,08 gam
C. 90,5 gam và 6,08 gam
D. 90,0 gam và 4,46 gam
- Câu 3 : Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giá trị của m là
A. 11,94
B. 9,60
C. 5,97
D. 6,40
- Câu 4 : Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 0,8
B. 0,3
C. 1,0
D. 1,2
- Câu 5 : Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 3860
B. 5790
C.4825
D.2895
- Câu 6 : Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là
A. Cu và 1400s
B. Cu và 2800s
C. Ni và 2800s
D. Ni và 1400s
- Câu 7 : Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I=5A trong 6176 giây thì dừng điện phân thấy khối lượng dung dịch giảm 15 gam. Cho 0,25 mol Fe vào dung dịch sau điện phân , kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) đồng thời thu được m gam hỗn hợp rắn. giá trị m là?
A. 6,4
B. 9,6
C. 10,8
D. 7,6
- Câu 8 : Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khí sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là
A. 8,0
B. 10,8
C. 8,6
D. 15,3
- Câu 9 : Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
A. 0,02
B. 0,03
C. 0,01
D. 0,04
- Câu 10 : Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol và khối lượng dung dịch giảm 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, đun nóng khuấy đều thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, dung dịch Y và chất rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là
A. 11,48 gam
B. 15,08 gam
C. 10,24 gam
D. 13,64 gam
- Câu 11 : Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 0,8
B. 0,3
C. 1,0
D. 1,2
Xem thêm
- - Bộ đề thi thử Đại học môn Hóa học mới nhất có lời giải !!
- - Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao !!
- - Đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - 160 Bài trắc nghiệm Ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải !!
- - 120 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 Hóa Học cực hay có lời giải !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 môn Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - 15 Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Bộ đề tăng tốc luyện thi Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG 2019 Hóa Học mức độ nâng cao có lời giải chi tiết !!