Con lắc lò xo
- Câu 1 : Chọn đáp án đúng.Công thức tính chu kì dao động của con lắc lò xo là:
A \(T = 2\pi \sqrt {{k \over m}} \)
B \(T = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{k \over m}} .\)
C \(T = {\rm{ }}{1 \over {2\pi }}\sqrt {{m \over k}} \)
D \(T = 2\pi \sqrt {{m \over k}} \)
- Câu 2 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Khi vật m của con lắc đang qua vị trí có li độ x = - 2 cm thì thế năng của con lắc bằng bao nhiêu?
A - 0,016J.
B - 0,008J.
C 0,006J.
D 0,008J.
- Câu 3 : Một lò xo giãn ra 2,5 cm khi treo và nó một vật có khối lượng 250 g. Chu kì của con lắc được tạo thành như vậy là bao nhiêu ? Cho g = 10 m/s2.
A 0,31 s
B 10 s
C 1s
D 126 s
- Câu 4 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo trục x nằm ngang. Lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Khi vật có khối lượng m của con lắc đi qua vị trí có li độ x = 4 cm theo chiều âm thì thế năng của con lắc đó là bao nhiêu ?
A 8 J
B 0,08 J
C -0,08 J
D Không xác định được vì chưa biết giá trị của khối lượng m
- Câu 5 : Một con lắc lò xo có khối lượng m = 0,5 kg và độ cứng k = 60 N/m. Con lắc dao động với biên độ bằng 5 cm. Hỏi tốc độ con lắc khi qua vị trí cân bằng là bao nhiêu ?
A 0,77 m/s
B 0,17 m/s
C 0 m/s
D 0,55 m/s
- Câu 6 : Một con lắc là xo có cơ năng W = 0,9 J và biên độ dao động A = 15 cm. Hỏi động năng của con lắc tại li độ x = -5cm là bao nhiêu ?
A 0,8 J
B 0,3 J
C 0,6 J
D Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo.
- Câu 7 : Một con lắc lò xo có độ cứng k = 200 N/m, khối lượng m = 200 g dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Tốc độ của con lắc khi qua vị trí có li độ x = 2,5 cm là bao nhiêu ?
A 86,6 m/s
B 3,06 m/s
C 8,67 m/s
D 0,0027 m/s
- Câu 8 : Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ gắn với một lò xo nhẹ dao động điều hoà theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn
A cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
B ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
C hướng về vị trí cân bằng.
D hướng về vị trí biên.
- Câu 9 : Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100 g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hoà theo phương ngang với phương trình \(x = 10cos10\pi t(cm)\). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy \({\pi ^2} = 10.\) Cơ năng của con lắc bằng
A 0,50 J.
B 1,10 J.
C 1,00 J.
D 0,05 J.
- Câu 10 : Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hoà theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acoscωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy \({\pi ^2} = 10.\) Lò xo của con lắc có độ cứng bằng
A 25 N/m
B 200 N/m.
C 100 N/m.
D 50 N/m.
- Câu 11 : Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ 10 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là 200 mJ. Lò xo của con lắc có độ cứng là
A 40 N/m.
B 50 N/m.
C 4 N/m.
D 5 N/m.
- Câu 12 : Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm : biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng nào không thay đổi theo thời gian ?
A Gia tốc.
B Vận tốc.
C Động năng.
D Biên độ.
- Câu 13 : con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m và vật nhỏ có khối lượng 200 g đang dao động điều hoà theo phương ngang. Lấy \({\pi ^2} = 10.\) Tần số dao động của con lắc là
A 5,00 Hz.
B 2,50 Hz.
C 0,32 Hz.
D 3,14 Hz.
- Câu 14 : Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hoà dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F = -0,8cos4t (N). Biên độ dao động của vật là
A 8 cm.
B 6 cm.
C 12 cm.
D 10 cm
- Câu 15 : Nêu công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo
A \(T = 2\pi \sqrt {{k \over m}} \)
B \(T = 2\pi \sqrt {{m \over k}} \)
C \(T = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{m \over k}} {\rm{ }}\)
D \(T = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{k \over m}} {\rm{ }}\)
- Câu 16 : Viết công thức động năng, thế năng của con lắc lò xo:
A Động năng của con lắc lò xo: \({W_d} = {\rm{ }}{1 \over 2}{\rm{ }}m{v^2}\)
Thế năng của con lắc lò xo (mốc thế năng ở vị trí cân bằng): \({W_{t}} = {\rm{ }}{1 \over 2}k{x^2}\)
B Động năng của con lắc lò xo: \({W_d} = {\rm{ }}{1 \over 2}{\rm{ }}m{v^2}\)
Thế năng của con lắc lò xo (mốc thế năng ở vị trí cân bằng): \({W_{t}} = {\rm{ }}{1 \over 2}k{A^2}\)
C Động năng của con lắc lò xo: \({W_d} = {\rm{ }}{1 \over 2}{\rm{ }}m{x^2}\)
Thế năng của con lắc lò xo (mốc thế năng ở vị trí cân bằng): \({W_{t}} = {\rm{ }}{1 \over 2}k{x^2}\)
D Động năng của con lắc lò xo: \({W_d} = {\rm{ }}{1 \over 2}{\rm{ }}m{A^2}\)
Thế năng của con lắc lò xo (mốc thế năng ở vị trí cân bằng): \({W_{t}} = {\rm{ }}{1 \over 2}k{v^2}\)
- Câu 17 : Một con lắc lò xo có khối lượng m = 50 g, dao động điều hoà trên trục x với chu kì T = 0,2 s và biên độ A = 0,2 m. Chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng, chọn gốc thời gian là lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều âm.a) Viết phương trình dao động của con lắc.b) Xác định độ lớn của vận tốc, gia tốc và lực kéo về tại thời điếm\(t = {\rm{ }}{{3T} \over 4}\)
A a) \(x = 0,2\cos \left( {10\pi t + {\pi \over 2}} \right)m\)
b) \(\left| v \right| = 20;\left| a \right| = 0m/{s^2};\left| F \right| = 9,9N\)
B a) \(x = 0,2\cos \left( {10\pi t + {\pi \over 2}} \right)m\)
b) \(\left| v \right| = 0;\left| a \right| = 200m/{s^2};\left| F \right| = 9,9N\)
C a) \(x = 2\cos \left( {10\pi t + {\pi \over 2}} \right)m\)
b) \(\left| v \right| = 0;\left| a \right| = 200m/{s^2};\left| F \right| = 9,9N\)
D a) \(x = 20\cos \left( {10\pi t + {\pi \over 2}} \right)cm\)
b) \(\left| v \right| = 20;\left| a \right| = 200m/{s^2};\left| F \right| = 9,9N\)
- Câu 18 : Một con lắc lò xo có biên độ A = 10,0 cm, có tốc độ cực đại 1,2 m/s và có cơ năng 1 J.Hãy tính a) Độ cứng của lò xo.b) Khối lượng của quả cầu con lắc.c) Tần số dao động của con lắc
A a) k = 100N/m; m = 1,39kg; f = 1,91Hz
B a) k = 200N/m; m = 1,39kg; f = 2,91Hz
C a) k = 200N/m; m = 1,39kg; f = 1,91Hz
D a) k = 100N/m; m = 1,39kg; f = 2,91Hz
- Câu 19 : Khảo sát dao động của con lắc lò xo nằm ngang ta có công thức của lực kéo về là:
A F = -kx
B \(F = k{x^2}\)
C \(F = {{k{x^2}} \over 2}\)
D F = 2kx
- Câu 20 : Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 40 N/m, vật nặng khối lượng M = 300 g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng vật m = 100 g bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc 1 m/s. Sau khi va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng dao động theo phương ngang trùng với trục của lò xo với biên độ
A 2,5 cm
B 5 cm
C 10 cm
D 7,5 cm
- Câu 21 : Một con lắc lò xo, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 50 N/m, vật nặng khối lượng M = 200 g có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng vật m = 300 g bắn vào M theo phương nằm ngang với vận tốc 2 m/s. Sau khi va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng dao động theo phương ngang trùng với trục của lò xo. Tính gia tốc cực đại của hệ (M + m)
A \(10\,\,m/{s^2}\)
B \(15\,\,m/{s^2}\)
C \(12\,\,m/{s^2}\)
D \(1,2\,\,m/{s^2}\)
- Câu 22 : Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng có M = 400 g dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ 5 cm. Giả sử M đang dao động thì có một vật khối lượng m = 100 g bắn vào M theo phương ngang với vận tốc \(2\sqrt 3 \,\,{\rm{m/s}}\), giả thiết va chạm là mềm và xảy ra tại thời điểm lò xo có độ dài lớn nhất. Sau va chạm, hai vật gắn chặt vào nhau và cùng dao động điều hòa với biên độ
A 5 cm
B 7 cm
C 4 cm
D 10 cm
- Câu 23 : Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng có M = 100 g dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ 3 cm. Giả sử M đang dao động thì có một vật khối lượng m = 300 g bắn vào M theo phương ngang với vận tốc 2 m/s, giả thiết va chạm là mềm và xảy ra tại thời điểm lò xo có độ dài lớn nhất. Sau va chạm, hai vật gắn chặt vào nhau và cùng dao động điều hòa. Tính cơ năng của hệ (M + m)
A 1,15 J
B 0,65 J
C 4,95 J
D 0,495 J
- Câu 24 : Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng có \({\rm{m = 0,5}}\,{\rm{kg}}\) dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ \({\rm{3}}\sqrt {\rm{2}} \,\,{\rm{cm}}\). Tại thời điểm vật m qua vị trí động năng bằng thế năng thì một vật nhỏ có khối lượng \({{\rm{m}}_{\rm{0}}}{\rm{ = }}\dfrac{{\rm{m}}}{{\rm{2}}}\) rơi thẳng đứng và dính vào m. Khi qua vị trí cân bằng thì hệ (m0 + m) có vận tốc là
A \(10\sqrt 5 \,\,cm\)
B \(10\sqrt 3 \,\,cm\)
C \(20\sqrt 3 \,\,cm\)
D \(20\sqrt 5 \,\,cm\)
- Câu 25 : Một con lắc lò xo có độ cứng 200 N/m, vật nặng có m = 0,4 kg dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ \({\rm{3}}\sqrt 5 \,\,{\rm{cm}}\). Tại thời điểm vật m qua vị trí cân bằng thì một vật nhỏ có khối lượng m0 = 0,1 kg rơi thẳng đứng và dính vào m. Biên độ của hệ (m + m0) là
A 6 cm
B 9 cm
C 5 cm
D 7 cm
- Câu 26 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nặng có khối lượng m = 0,2 kg. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, người ta chồng nhẹ một vật cùng khối lượng lên vật m, lấy \(g = 10\,\,m/{s^2}\). Biên độ dao động của hệ hai vật sau đó là
A \(2\sqrt 3 \,\,cm\)
B \(3\sqrt 2 \,\,cm\)
C \(\sqrt 6 \,\,cm\)
D \(2\sqrt 2 \,\,cm\)
- Câu 27 : Một vật nhỏ khối lượng M = 0,6 kg gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng 200 N/m, đầu dưới của lò xo gắn cố định. Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,3 kg rơi tự do từ độ cao h = 0,6 m xuống va chạm mềm với M. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lấy gia tốc trọng trường \(g = 10\,\,m/{s^2}\). Biên độ của dao động là
A 5,3 cm
B 3,5 cm
C 9,7 cm
D 7,9 cm
- Câu 28 : Một con lắc lò xo có độ cứng 200 N/m treo vật nặng khối lượng M = 1 kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5 cm. Khi xuống đến vị trí thấp nhất thì một vật nhỏ khối lượng m = 0,5 kg bay theo phương thẳng đứng với tốc độ 6 m/s tới va chạm mềm với M. Tính biên độ dao động sau va chạm.
A 10 cm
B 20 cm
C 25 cm
D 15 cm
- Câu 29 : Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật nặng khối lượng M = 100 g, vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 4 cm. Khi vật ở biên độ dưới, người ta đặt nhẹ nhàng một vật m = 300 g vào con lắc. Hệ hai vật tiếp tục dao động điều hòa. Lấy \(g = 10\,\,m/{s^2};{\pi ^2} = 10\). Vận tốc dao động cực đại của hệ là
A \(30\pi \,\,cm/s\)
B \(8\pi \,\,cm/s\)
C \(15\pi \,\,cm/s\)
D \(5\pi \,\,cm/s\)
- Câu 30 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính. Đặt nguồn sáng điểm S tại điểm M thuộc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 60 cm. Cho S dao động điều hòa quanh M trong mặt phẳng vuông góc với trục chính, biên độ dao động là A = 4 cm. Biên độ dao động của ảnh là
A 2 cm
B 4 cm
C 6 cm
D 8 cm
- Câu 31 : Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm, cách thấu kính 45 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 1 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là 2 cm. Tốc độ trung bình của ảnh S’ trong một chu kì dao động là
A 8 cm/s
B 4 cm/s
C 12 cm/s
D 16 cm/s
- Câu 32 : Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 20 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình \(x = 5\cos \left( {4\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\) thì A’ dao động trên trục O’x’ với phương trình \(x' = 2\cos \left( {4\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\). Tiêu cự của thấu kính là
A – 9,7 cm
B 13,3 cm
C – 13,3 cm
D 9,7 cm
- Câu 33 : Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 10 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình \(x = 4\cos \left( {\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\) thì A’ dao động trên trục O’x’ với phương trình \(x' = 2\cos \left( {\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\). Tiêu cự của thấu kính là
A – 6,7 cm
B 6,7 cm
C – 3,3 cm
D 3,3 cm
- Câu 34 : Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 15 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình \(x = \cos \left( {5\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\) thì A’ dao động trên trục O’x’ với phương trình \(x' = 2\cos \left( {5\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\). Tiêu cự của thấu kính là
A 30 cm
B -30 cm
C 15 cm
D -15 cm
- Câu 35 : Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 15 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình \(x = 5\cos \left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\). Viết phương trình dao động của ảnh A’. Biết tiêu cự của thấu kính là 30 cm.
A \(x' = 10\cos \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,cm\)
B \(x' = 10\cos \left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,cm\)
C \(x' = 5\cos \left( {2\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,cm\)
D \(x' = 5\cos \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,cm\)
- Câu 36 : Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 20 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình \(x = 10\cos \left( {\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\). Viết phương trình dao động của ảnh A’. Biết tiêu cự của thấu kính là 10 cm.
A \(x' = 5\cos \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\,\,cm\)
B \(x' = 10\cos \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)\,\,cm\)
C \(x' = 5\cos \left( {2\pi t - \dfrac{{5\pi }}{6}} \right)\,\,cm\)
D \(x' = 10\cos \left( {2\pi t - \dfrac{{5\pi }}{6}} \right)\,\,cm\)
- Câu 37 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. M là một điểm nằm trên trục chính của thấu kính, P là một điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng trùng với M. Gọi P’ là ảnh của P qua thấu kính. Khi P dao động vuông góc với trục chính của thấu kính, biên độ 4 cm thì ảnh ảo P’ dao động với biên độ 12 cm. Nếu P dao động dọc theo trục chính với tần số 2 Hz, biên độ 5 cm thì P’ có tốc độ trung bình trong khoảng thời gian 0,5 s là
A 2,0 m/s
B 4,25 m/s
C 2,5 m/s
D 4,8 m/s
- Câu 38 : Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm, cách thấu kính 25 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là 3 cm. Tốc độ cực đại của ảnh S’ là
A 8π cm/s
B 14π cm/s
C 8 cm/s
D 14 cm/s
- Câu 39 : Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm, cách thấu kính 25 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là 3 cm. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Gia tốc cực đại của ảnh S’ là
A \(3,2\,\,cm/{s^2}\)
B \(3,2\,\,m/{s^2}\)
C \(3,2\pi \,\,m/{s^2}\)
D \(3,2\pi \,\,cm/{s^2}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất