Mạch R,L,C mắc nối tiếp
- Câu 1 : Phát biểu định luật Ôm đối với mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
- Câu 2 : Dòng nào ở cột A tương ứng với dòng nào ở cột B ?A B1. Mạch có R a) u sớm pha so với i2. Mạch có R, C mắc nối tiếp b) u sớm pha\(\frac{\pi }{2}\) so với i3. Mạch có R, L mắc nối tiếp c) u trễ pha so với i4. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (ZL > ZC) d) u trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với i5. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (ZL < ZC) e) u cùng pha so với i6. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (ZL = ZC) f) cộng hưởng
- Câu 3 : Trong mạch điện xoay chiều nối tiếp, cộng hưởng là gì ? Đặc trưng của cộng hưởng là gì ?
- Câu 4 : Mạch điện xoay chiều gồm có R = 20 Ω nối tiếp với tụ điện\(C = \frac{1}{{2000\pi }}F\). Tìm biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i, biết u = 60\(\sqrt 2 \)cos100πt (V).
- Câu 5 : Mạch điện xoay chiều gồm có R = 30 Ω nối tiếp với cuộn cảm thuần: \(L = \frac{{0,3}}{\pi }H\). Cho điện áp tức thời giữa hai đầu mạch\(u = 120\sqrt 2 cos100\pi t(V)\). Viết công thức của i.
- Câu 6 : Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 30 Ω nối tiếp với một tụ điện C. Cho biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch bằng 100 V, giữa hai đầu tụ điện bằng 80 V, tính ZC và cường độ hiệu dụng I.
- Câu 7 : Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 40 Ω ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Cho biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cos100πt (V) và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm UL = 40 V.a) Xác định ZL.b) Viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch.
- Câu 8 : Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 30 Ω,\(C = \frac{1}{{5000\pi }}F,L = \frac{{0,2}}{\pi }H\). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch\(u = 120\sqrt 2 cos100\pi t(V)\). Viết biểu thức của i.
- Câu 9 : Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 40 Ω, \(C = \frac{1}{{4000\pi }}F,L = \frac{{0,1}}{\pi }H\) . Biết điện áp tức thời hai đầu mạch \(u = 120\sqrt 2 cos100\pi t(V).\)a) Viết biểu thức của i.b) Tính UAM (H.14.4).
- Câu 10 : Cho mạch điện xoay chiều gồm R = 20 Ω, \(L = \frac{{0,2}}{\pi }H\,\,;\,\,C = \frac{1}{{2000\pi }}F\). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cosωt (V), tính ω để trong mạch có cộng hưởng. Khi đó viết biểu thức của i.
- Câu 11 : Chọn câu đúng:Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω;\(\frac{1}{{\omega C}} = 20\Omega \); ωL = 60 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp\(u = 240\sqrt 2 cos100\pi t(V)\). Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:
A \(i = 3\sqrt 2 cos100\pi t(A)\)
B \(i = 6cos(100\pi t + {\rm{ }}\frac{\pi }{4})(A)\)
C \(i = 3\sqrt 2 cos(100\pi t - \frac{\pi }{4})(A)\)
D \(i = 6cos(100\pi t - \frac{\pi }{4})(A)\)
- Câu 12 : Chọn câu đúng:Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω;\(\frac{1}{{\omega C}} = 30\Omega \); ωL = 30 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 120√2cos100πt (V). Biểu thức của dòng điện tức thời trong mạch là:
A \(i = 3cos(100\pi t - \frac{\pi }{2})(A)\)
B \(i = 3\sqrt 2 (A)\)
C i = 3cos100πt (A)
D \(i = 3\sqrt 2 cos100\pi t(A)\)
- Câu 13 : Cho mạch gồm điện trở R nối tiếp với tu điên \(C = \frac{1}{{3000\pi }}\) điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt 2 cos100\pi t(V)\). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là 60 V.a) Xác định R.b) Viết biểu thức của cường độ đòng điện tức thời i.
- Câu 14 : Cho mạch gồm điện trở R = 30 \(\Omega\) nối tiếp.với cuộn cảm L ; điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch \(u = 120cos100\pi\)t (V). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng 60 V.a) Xác định ZL.b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i
- Câu 15 : Cho mach gồm điên trở \(R = 30\sqrt 3 \Omega \) nối tiếp với tu điên \(C = \frac{1}{{3000\pi }}\) điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt 2 cos100\pi t(V).\)a) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch.b) Xác định điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở R và ở hai đầu tụ điện C.
- Câu 16 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch có R, L, c mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, phát biểu nào sau đây là sai ?
A Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không phụ thuộc vào giá trị điện trở R.
B Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt gịá trị cực đại.
C Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và giữa hai đầu cuộn cảm thuần có cùng giá trị.
D Cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- Câu 17 : Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 50 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R là 30 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng
A 30 V.
B 10 V.
C 10 V.
D 40 V.
- Câu 18 : Đặt điện áp xoaý chiều \(u = 100\sqrt 2 cos\omega t(V)\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp .Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 100 V và điên áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng
A 150 V.
B 50 V.
C \(100\sqrt 2 V\)
D 200 V.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất