Đề thi minh họa môn Toán ứng dụng thực tế thi vào...
- Câu 1 : a) Cho parabol (P):\(y=\frac{{{x}^{2}}}{4}\) và đường thẳng (d):\(y=\frac{x}{2}-1\). Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.b) Giải phương trình: \(\sqrt{4-12x+9{{x}^{2}}}=5\)
A \(S=\left\{ -1{{;}^{{}}}\frac{7}{3} \right\}\)
B \(S=\left\{ -2{{;}^{{}}}\frac{7}{3} \right\}\)
C \(S=\left\{ 1{{;}^{{}}}\frac{7}{3} \right\}\)
D \(S=\left\{ -1{{;}^{{}}}\frac{5}{3} \right\}\)
- Câu 2 : Cho phương trình: \({{\text{x}}^{\text{2}}}\text{- 2m x- (}{{\text{m}}^{\text{2}}}\text{+ 4) = 0}\) (1), trong đó m là tham số.a) Chứng minh với mọi m phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt:b) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm m để \(\text{x}_{\text{1}}^{\text{2}}\text{+ x}_{\text{2}}^{\text{2}}=20\).
A \(m=\pm \sqrt{2}\)
B \(m=\pm \sqrt{3}\)
C \(m=\pm \sqrt{5}\)
D \(m=\pm \sqrt{7}\)
- Câu 3 : Ba bạn An mua một đất hình vuông có diện tích là 2500m2. Ông tính làm hàng rào xung quanh miếng đất bằng dây kẽm gai hết tất cả 3 000 000 đồng gồm cả chi phí mua dây kẽm và tiền trả công cho thợ làm. Gọi x (đồng) là giá của mỗi mét dây kẽm.a) Hãy viết hàm số biểu diễn số tiền công của thợ làm hàng rào theo x?b) Hỏi ba bạn An phải trả bao nhiêu tiền công để thợ rào hết hàng rào. Biết rằng giá mỗi mét dây kẽm là 12 000 đồng.
A \(y={{3}^{{}}}{{000}^{{}}}000-200.x\) và 600 000 đồng.
B \(y={{3}^{{}}}{{000}^{{}}}000-200.x\) và 700 000 đồng.
C \(y={{3}^{{}}}{{000}^{{}}}000-300.x\) và 600 000 đồng.
D \(y={{3}^{{}}}{{000}^{{}}}000-600.x\) và 600 000 đồng.
- Câu 4 : Theo thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Liên bộ Ytế và Giáo dục quy định về công tác y tế trường học như sau:Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt.a) Trường học cung cấp đủ nước uống cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít vào mùa hè, 0,3 lít vào mùa đông cho một học sinh trong một buổi học.b) Trường học cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một buổi học, nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi họcc) Trường học có học sinh nội trú cung cấp đủ nước ăn uống và sinh hoạt tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24h.Trường THCS A tính bình quân mỗi buổi học mùa hè cung cấp 30 bình nước sạch (loại bình 20 lít) và trong mỗi buổi học mùa đông cung cấp 20 bình như vậy. Do đó, trung bình mỗi buổi học mùa đông thì một học sinh uống lượng nước ít hơn \(\frac{1}{3}\) lít so với mỗi buổi học mùa hè. Căn cứ vào thông tư trên, các em hãy xem trường THCS A đã thực hiện đúng chưa? Vì sao?(giả sử, số lít nước mỗi em học sinh sử dụng là như nhau).
A Vậy trường THCS A đã thực hiện đúng thông tư trên.
B Vậy trường THCS A chưa thực hiện đúng thông tư trên.
- Câu 5 : Khi làm trần cho một ngôi nhà, một kỹ sư xây dựng tính toán rằng phải dùng 30 cây sắt ∅18 (đọc là sắt “phi 18”; tức là đường kính thiết diện cây sắt bằng 18mm) và 350kg sắt ∅8 (để làm trần cho tầng một) hết một khoản tiền. Vì trần tầng hai hẹp hơn nên chỉ cần 20 cây sắt ∅18 và 250kg sắt ∅8, do đó chỉ hết một khoản tiền ít hơn khoản tiền lần trước (để làm trần tầng một) là 1 440 000 đồng. Từ những tính toán đó của người kỹ sư, ông chủ ngôi nhà dự định dành 8 000 000 đồng cho việc mua sắt làm trần ngôi nhà đó. Hỏi ông chủ dư hay thiếu bao nhiêu tiền? Biết rằng, giá tiền một cây sắt ∅18 đắt gấp 22 lần giá tiền 1 kg sắt ∅8.
A 370 000 (đồng)
B 250 000 (đồng)
C 570 000 (đồng)
D 350 000 (đồng)
- Câu 6 : Người ta trộn hai loại quặng sắt với nhau, loại quặng thứ I chứa 72% sắt, loại quặng thứ II chứa 58% sắt thì thu được một loại quặng chứa 62% sắt. Nếu tăng khối lượng của mỗi loại quặng thêm 15 tấn thì thu được một loại quặng chứa 63,25% sắt. Tìm khối lượng quặng của mỗi loại đã trộn.
A Khối lượng loại quặng thứ I là 12 tấn, khối lượng loại quặng thứ II là 30 tấn.
B Khối lượng loại quặng thứ I là 32 tấn, khối lượng loại quặng thứ II là 30 tấn.
C Khối lượng loại quặng thứ I là 12 tấn, khối lượng loại quặng thứ II là 35 tấn.
D Khối lượng loại quặng thứ I là 52 tấn, khối lượng loại quặng thứ II là 30 tấn.
- Câu 7 : Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O,R).Vẽ AB, AC là các tiếp tuyến của đường tròn (O) (B, C là các tiếp điểm). OA cắt BC tại H. Vẽ cát tuyến ADE của đường tròn (O) (D, E thuộc đường tròn (O), tia AD nằm trong góc BAO). Hãy tìm số đo của góc BHE? Biết rằng, số đo của góc BHD đúng bằng số năm tính từ năm Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập đến nay.
A 530
B 570
C 530
D 130
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn