Bài 34. Máy phát điện xoay chiều - Vật lý lớp 9
Bài C1 trang 93 SGK Vật lí 9
Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. Khác nhau: + Hình 34.1: Nam châm đứng yên, cuộn dây quay. + Hình 34.2: Nam châm quay, cuộn dây đứng yên.
Bài C2 trang 93 SGK Vật lí 9
Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên. LỜI GIẢI CHI TIẾT Khi cho nam châm cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Bài C3 trang 94 SGK Vật lí 9
Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn, khi cho một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều. Khác nhau : Đinamô ở xe đạp có kích thước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cường độ dòng điện ở đầu ra đều nhỏ hơn máy phát điện rất nhiều.
Giải bài 34.1 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Chọn C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
Giải bài 34.2 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Chọn D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.
Giải bài 34.3 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Để có dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn phải luân phiện tăng, giảm Điều đó chỉ có được khi quay cuộn dây trong từ trường của nam châm.
Giải bài 34.4 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục ta phải tạo ra sự biến thiên liên tục của số lượng các đường sức từ gửi qua cuộn dây trong máy phát. Tức là phải cho rôto quay liên tục. Sơ đồ thiết kế một mát phát điện xoay chiều có thể hoạt động liên tục như hình 34.2 SGK, trang 93.
Giải bài 34.5 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Chọn C. Luôn quay trong quanh một trục theo một chiều.
Giải bài 34.6 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Trong động cơ điện một chiều thì bộ phận góp điện có nhiệm vụ đưa dòng điện vào cuộn dây dẫn, còn trong máy phát điện xoay chiều thì bộ phận góp điện có nhiệm vụ đưa dòng điện trong cuộn dây dẫn ra mạch ngoài.
Giải bài 34.7 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Khi đó dòng điện lấy ra mạch ngoài là dòng điện một chiều. Vì mỗi nửa vành khuyên luôn tiếp xúc với hai thanh quét trong một vòng quay của cuộn dây nên dòng điện được đưa ra mạch ngoài có chiều không đổi. Máy phát điện có đặc điểm này gọi là máy phát điện một chiều.
Giải bài 34.8 Trang 75 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Khi máy phát điện xoay chiều hoạt động, số đường sức từ xuyên tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm nên dòng điện xoay chiều trong cuộn dây có cường độ cũng luân phiên tăng, giảm. Vì thế mà bóng đèn nhấp nháy.
Giải bài 40-41.4 Trang 83 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Chọn D.
Giải câu 1 trang 93- Sách giáo khoa Vật lí 9
Cả hai máy phát điện đều có bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Giống nhau: Nam châm của cả hai máy phát điện đều là nam châm vĩnh cửu. Khác nhau: + Stato của máy phát điện ở hình 34.1 SGK là nam châm, còn stato của máy phát điện ở hình 34.2 SGK là cuộn dây dẫn. + Rôto của máy ph
Giải câu 2 trang 93- Sách giáo khoa Vật lí 9
Khi nam châm hoặc cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Nếu nối hai cực của máy với các dụng cụ điện tiêu thụ điện thành mạch kín thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.
Giải câu 3 trang 94- Sách giáo khoa Vật lí 9
a Cấu tạo: Giống nhau: Đều có nam châm và cuộn dây dẫn. Khác nhau: Trong đinamô xe đạp thì chỉ có một cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu, còn ở máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp thì có chiều cuộn dây dẫn và nam châm điện. Kích thước của đinamô nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước c
Lý thuyết máy phát điện xoay chiều
LÝ THUYẾT MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU Cùng CUNGHOCVUI tìm hiểu về những nội dung lý thuyết quan trọng và giải bài tập về NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU LÀ MÁY ĐIỆN BIẾN ĐỔI! I. LÝ THUYẾT Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp và đời sống, đư
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 21. Nam châm vĩnh cửu
- Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ
- Bài 24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Bài 25. Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện
- Bài 26. Ứng dụng của nam châm
- Bài 27. Lực điện từ
- Bài 28. Động cơ điện một chiều
- Bài 29. Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
- Bài 30. Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái