Bài 26. Ứng dụng của nam châm - Vật lý lớp 9
Bài C1 trang 71 SGK Vật lí 9
Khi đóng công tắc K để dòng điện chạy trong mạch điện 1 thì nam châm điện hút thanh sắt làm mạch điện 2 trở thành mạch kín. Khi đó có dòng điện chạy trong mạch điện 2 và động cơ M ở mạch 2 làm việc.
Bài C2 trang 71 SGK Vật lí 9
Khi đóng cửa, chuông không kêu, vì mạch điện 2 bị hở. Khi cửa bị hé mở làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, do đó miếng sắt non rơi xuống làm mạch điện 2 trở thành mạch kín làm chuông kêu.
Bài C3 trang 72 SGK Vật lí 9
Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt. LỜI GIẢI CHI TIẾT Bác sĩ có thể dùng nam châm được vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.
Bài C4 trang 72 SGK Vật lí 9
Khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt. Mặt khác, khi thanh sắt bị hút mạnh về phía nam châm điện thì nó tự động mở công tắc K. Do vậy, khi lò xo kéo thanh sắt trở
Giải bài 26.1 Trang 59 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Vì muốn làm một nam châm điện mạnh ta có thể tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây. Trong trường hợp dòng điện qua ống dây có cường độ cho trước thì nên quấn nhiều vòng dây dẫn.
Giải bài 26.2 Trang 59 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Cách đặt thanh thép được mô tả như hình vẽ sau: Các đường sức từ của từ trường nam châm điện đi ra từ cực Bắc qua thanh thép vào cực Nam của nam châm điện. Khi đó, các đường sức từ đi vào đầu siwn xanh và đi ra đầu sơn đỏ của thanh thép. Như vậy, sau khi bị từ hóa thì thanh thép trở thành m
Giải bài 26.3 Trang 59 - Sách Bài tập Vật Lí 9
a Phụ thuộc vào số vòng dây của các cuộn dây và cường độ dòng điện chạy qua các cuộn dây. b Khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây thì kim la bàn sẽ nằm định hướng của từ trường bên trong các cuộn dây, nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.
Giải bài 26.4 Trang 60 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Khi có dòng điện đi qua ống dây D thì tắm sắt S bị hút vào trong lòng ống dây, làm cho kim chỉ thị K quay xung quanh trục O và đầu kim dịch chuyển trên mặt bảng chia độ.
Giải bài 26.5 Trang 60 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Chọn B.
Giải bài 26.6 Trang 60 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Chọn B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.
Giải bài 26.7 Trang 60 - Sách Bài tập Vật Lí 9
Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì lực từ của nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây chỉ làm cho cuộn dây chuyển động đến một vị trí nào đó và dừng lại , không làm cho cuộn dây dao động. Vì vậy, màng loa không dao động nên loa không kêu.
Giải câu 1 trang 71- Sách giáo khoa Vật lí 9
Khi đóng công tắc K thì dòng điện chạy trong mạch điện 1 làm cho nam châm điện hút thanh sắt và đóng kín mạch điện, khi đó động cơ M sẽ làm việc.
Giải câu 2 trang 71- Sách giáo khoa Vật lí 9
Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch điện 2 hở. Khi cửa bị hé mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện N mất hết từ tính, miếng sắt S rơi xuống và tự động đóng kín mạch điện 2 nên chuông kêu.
Giải câu 3 trang 72- Sách giáo khoa Vật lí 9
Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi sắt.
Giải câu 4 trang 72- Sách giáo khoa Vật lí 9
Khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên. Khi đó, lực hút của nam châm điện lên thanh sắt S thắng lực đàn hồi của lò xo và nam châm hút chặt lấy thanh sắt làm cho mạch điện tự động ngắt mạch.
Lý thuyết bài 26 Ứng dụng của nam châm
A. Tổng hợp những kiến thức cần nhớ về ứng dụng của nam châm 1. Một số kiến thức về loa điện a, Nguyên lý hoạt động của loa điện Loa điện hoạt động dựa trên một nguyên tắc là khi ống dây chịu sự tác dụng từ một nam châm khi trong trạng thái có dòng điện chạy qua. Khi ông dây trong trạng thái có dò
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!
- Bài 21. Nam châm vĩnh cửu
- Bài 22. Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Bài 23. Từ phổ - Đường sức từ
- Bài 24. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Bài 25. Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện
- Bài 27. Lực điện từ
- Bài 28. Động cơ điện một chiều
- Bài 29. Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
- Bài 30. Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- Bài 31. Hiện tượng cảm ứng điện từ