Xuất xứ và ý nghĩa Lịch sử của Bình Ngô đại cáo
Đề bài: Xuất xứ và ý nghĩa lịch sử của Bình Ngô đại cáo
Bài làm
Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở núi rừng Lam Sơn, Thanh Hoá. Trải qua những năm tháng gian lao: “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần - Khi Khôi Huyện quân không một đội”, nghĩa quân càng đánh càng lớn mạnh, càng đánh càng thắng:
'Thừa thắng ruổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về”.
Trên các chiến trường, hàng vạn giặc Minh bị tiêu diệt: “Máu chảy thành dòng" tại Ninh Kiều; “thây chất đầy nội” ở Tụy Động; “Máu trôi đỏ nước” ở Bình Than. Suối Lãnh Câu “máu chảy trôi chày”, thành Đan Xá “thây chất thành núi //'”,vv... Tướng tá của thiên triều như Liễu Thăng “bị cụt đầu”, bá tước Lương linh "đại bại tử vong”, thượng thư Lý Khanh “cùng kế tự vẫn”, thượng thư Hoàng Phúc “trói tay để tự .xin hàng”, v.v... Hàng chục vạn quân giặc bị bắt sống !
Cuối năm 1427, giặc Minh bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, đất nước ta được hoàn toàn giải phóng.
Đầu xuân 1428, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh “nên công oanh liệt ngàn năm”, tuyên bố nước Đại Việt bước vào một kì nguyên mới:
“Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới (...) Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
“Bình Ngô đai cáo” không chỉ là bài ca thắng trận, khúc hát hòa bình, mà còn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại: bản Tuyên ngôn độc lập của Đại Việt trong thế kỉ XV. “Bình Ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn".