Chứng minh sức mạnh đại nghĩa và chí nhân của Đại Việt qua Bình Ngô Đại Cáo
Đề bài: Chứng minh sức mạnh đại nghĩa và chí nhân của Đại Việt qua Bình Ngô Đại Cáo
Bài làm
Sau 10 năm bền bỉ và anh dũng kháng chiến, cuối năm 1427, giặc Minh xâm lược đã bị quân và dân Đại Việt quét sạch ra khỏi bờ cõi. Đầu xuân năm 1428, thay lời Lê Lợi, Nguyền Trãi đã viết “Bình Ngô đại cáo” tổng kết chiến công “oanh Hệt ngàn đời” của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tuyên bố nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời bước vào một kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững.
Đây là đoạn văn tiêu biểu của áng "thiên cố hùng văn” ấy:
‘Thuận đà ta đưa mũi dao tung phá
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ...”
Đoạn văn ca ngợi sức tiến công như vũ bão của quân ta trong đợt phản cỏng thứ hai, khẳng định sức mạnh đại nghĩa và chí nhân của Đại Việt đã giáng cho giặc Minh những đòn chí mạng.
Viện binh giặc kéo sang đã bị quân ta "chặt mũi tiên phong”, chủ tướng và hàng Vạn giặc bị tiêu diệt. Quân ta càng đánh càng thắng. Trên đà chiến thắng, thế đánh của ta ngày một thêm dữ dội và quyết liệt: ‘Thuận đà ta đưa mũi dao tung phá ". Giặc cùng đường khốn quẫn "quay mũi giáo đánh nhau”. Quân ta hoàn toàn làm chủ tinh thế, làm chủ chiến trường, vừa vây thành vừa diệt viện. Thế và lực giữa ta và địch đã được Nguyễn Trãi thể hiện bằng những hình ảnh tương phản đặc sắc:
‘Thuận đà ta đưa mũi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc”.
Ta thì "thuận đà" chiến thắng, giặc thì “bí nước” thế cùng lực kiệt. Thành trì của giặc đã bị quân ta khép chặt vòng vây “bốn mật”, “giữa tháng mười” năm 1427 là thời điểm quyết định số phận thảm bại tất yếu cùa quân “cuồng Minh”.
Đây là hình ảnh các dũng sĩ Lam Sơn trong đoàn quân xung trận:
“Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh,
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn”.
“Người hùng hổ”, "kẻ vuốt nanh” là hai hình ảnh ẩn dụ nói việc binh hùng như hổ báo, tướng mạnh như có vuốt có nanh. Cả dân tộc ào ào ra trận với khí thế ngút trời. Bút pháp nghê thuật thậm xưng đà sáng tạo nên những hình tượng kì vĩ tráng lệ ca ngợi sức mạnh đại nghĩa vô địch của quân ta:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn”.
Trong đợt phản công lần thứ nhất, thế đánh của quan ta là “sấm vang chớp giật”, là "trúc chẻ, tro bay”. Trong đợt phản công lần thứ hai này, quân ta tấn công dữ dội, dồn dập. Kình ngạc, chim muông, lá khô, đê vỡ, là bốn hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lũ giặc Minh trong cơn nguy khốn đang giãy chết:
"Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiên hổng sụt toang đê vỡ...”
Các hình ảnh - chi tiết nghệ thuật như: “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông”, "trút sạch lá khô", " toang đê vỡ” đã khái quát nêu bật sự thất bại nhục nhã của giặc Minh xâm lược trước những đòn phản công dồn dập của quân ta.
Đoạn văn trên đây là sự kết tinh về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của "Bình Ngô đại cáo”. Giọng văn hùng hồn mang âm điệu anh hùng ca. Ngôn ngữ và hình lượng kì vĩ tráng lệ. Các biện pháp nghệ thuật như thậm xưng, ẩn dụ và tương phản được thể hiện một cách sắc nét, độc đáo. Tinh thần quyết chiến quyết thắng, sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt được Nguyễn Trãi tái hiện một cách chân thực lịch sử với tất cả niềm tự hào của một dân tộc anh hùng chiến thắng.
Dưới ách thống trị tàn bạo của "giặc cuồng Minh”, cả dân tộc ta quằn quại trong lửa, nước mắt và máu:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
Nhân dân ta cháy bỏng căm thù quyết không đội trời chung với giặc:
"Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thể không cùng sống”.
Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc bắt nguổn từ khối đại đoàn kết toàn dân và tướng sĩ:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phất phới;
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.
Đại nghĩa và chí nhân làm nên sức mạnh Đại Việt. Cái nghĩa lớn vì độc lập của đất nước, tự do và hạnh phúc cho nhân dân và lòng thương người vô hạn (chí nhân) là sức mạnh vô địch:
Xem thêm Phân tích đoạn trích "Nước Đại Việt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.
"Đem dại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Sức mạnh đại nghĩa của quân ta đã giáng sấm sét xuống đầu quân xâm lược. Chiến công giòn giã, chấn động:
'Trận Bồ Đằng sấm vang chóp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”.
Lũ tướng tá Thiên triều, đứa thì "mất vía”, đứa thì "nín thở cầu thoát thân”, đứa thì "phải bêu đầu”, tên thì "đành bỏ mang”. Những vùng chiến lược đất đai rộng lớn được giải phóng: ‘Tây Kinh quân ta chiếm lại”, "Đông Đô đất cũ thu về”. Cảnh tượng chiến trường vô cùng rùng rợn:
“Ninh Kiều mau chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm;
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
Viện binh của giặc đã bị sức mạnh đại nghĩa của ta bẽ gay, đập nát. Liễu Thăng “cụt đầu”, bá tước Lương Minh “đại bại tử vong", thượng thư Lý Khánh “cùng kế tự vẫn”, Thôi Tụ "lê gối dâng tờ ta tội”, Hoàng Phúc "trói tay đê tự xin hàng”,... Khắp các chiến trường, máu giặc chảy thành sông, xác giặc chất cao thành núi:
“Lạng Giang, Lạng Sơn, thảy chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước".
Quân Vân Nam “vỡ mật": quân Mộc Thạnh “xéo lên nhau chạy để thoát thân". Quân xâm lược hàng ngàn, hàng vạn tên phải đền lội ác:
“Suôi Lãnh Câu, máu cháy trôi chày,
nước sông nghẹn ngào tiếng khóc;
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa, máu đen".
Qua đó, ta càng thấy rõ “Bình Ngô đại cáo" là bản anh hùng ca của Đại Việt trong thế kỉ XV.
Lòng chí nhân là một tư tưởng cao đẹp của dân lộc ta. Muốn chấm dứt chiến tranh, để nhân dân được “nghỉ sức”, Lê Lợi đã đối xử nhân đạo với quân giặc bại trận. Hơn mười vạn tù binh được tha tội chết cho về nước:
“Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc:
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run !”.
“Bình Ngô đại cáo" là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Đại Việt. Bản luận văn tuyên bố một kỉ nguyên mới độc lập và thái bình:
“Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới (...) Muôn thuở nền thái bình vững chắc".
Tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh nhân nghĩa cùa Đại Việt đã làm nên chiến công ‘Bình Ngô", đã được thể hiện tráng lệ qua “Bình Ngô đại cáo“của Nguyễn Trãi.