Cảm nhận của em khi đọc phần đầu bài Bình Ngô đại cáo
Đề bài: Cảm nhận của em khi đọc phần đầu bài Bình Ngô đại cáo
Bài làm
Năm 1407, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Chúng đã “gây binh kết án trải hai mươi năm - Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” gây nên bao tội ác, bao thảm họa cho đất nước ta, nhân dân ta:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
N&m 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn, Thanh Hóa. Sau 3 năm chiến đấu gian lao và anh dũng, quân ta dã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.
Đầu xuân năm 1428, Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo”, tổng kết những chiến công oanh liệt trong 10 năm kháng chiến và tuyên bố Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”...
Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt.
Nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, đánh kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt lũ tham tàn, bạo ngược (trừ bạo), cứu nhân dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dan (yên dân), đó là việc nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập của nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Việc nhân nghĩa nên rất chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh vô địch để chiến thắng quân “cuồng Minh”:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Nhân dân ta vốn giàu nhân nghĩa nên đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời, rực rỡ của Việt Nam. Nếu ở Nam quốc sơn hà, Lý Thường Kiệt chỉ mới nói đến sông núi nước Nam là nơi “Nam đế cư”, hình thổ thiêng liêng ấy đã được “định phận rõ ràng ở sách Trời” thì ở “Bình Ngô đại cáo”, Nguyên Trãi đứng trên đỉnh cao thời đại “bình Ngô“ đã có một cái nhìn mới sâu sắc và toàn diện về đất nước, nhân dân Đại Việt:
Xem thêm Soạn bài Nước Đại Việt ta
Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nan cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Nước Đại Việt đâu phải “man di mọi rợ” mà rất đáng tự hào:
1, có nền văn hiến đã lâu.
2, có lãnh thổ núi sông bờ cõi.
3, có thuần phong mĩ tục
4, có nền độc lập trải qua nhiều triều đại “xưng đế một phương”.
5, có nhân tài hào kiệt.
Năm yếu tố ấy hợp thành đã tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược bành trướng của thiên triều, lập nên bao chiến công chói lọi:
“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.
Giọng văn đĩnh đạc hào hùng. Lý lẽ sắc bén, đânh thép và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí tự cường dân tộc cao độ.
Phần mở đầu đã góp phần thể hiện tuyệt đẹp giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Bình Ngô đại cáo”, bản tuyên ngôn độc lập, áng “thiên cổ hùng văn" của dân tộc.