Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích "Tức nước vỡ vờ" có ý nghĩa gì?
Việc song song miêu tả anh Dậu, chị Dậu trong trích "Tức nước vỡ vờ" có ý nghĩa gì?
Trong đoạn trích, Ngô Tất Tố luôn miêu tả chị Dậu trong quan hệ với anh Dậu. Cách miêu tả này có hai ý nghĩa:
- Cho thấy sự yêu thương rất mực mà chị Dậu dành cho chồng. Chị quan tâm đến sự nhục mệt của chồng, chị nhẹ nhàng khi chăm sóc chồng: “rón rén” bưng cháo lại cho chồng.
- Sự an phận và chừng mực của anh Dậu có giá trị làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Trong khi anh Dậu nhắc nhở, can ngăn vợ: “U nó không được thế!” thì chị Dậu rất dứt khoát: “tôi không chịu được”.
Cần lưu ý: sức mạnh phản kháng của chị Dậu qua sự miêu tả như trên của Ngô Tất Tố là xuất phát từ tình yêu thương chồng. Khi chị nói “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...” thì chị đã đứng ở thân phận, địa vị bị “làm tình làm tội” của anh Dậu để mà phản kháng. Người đàn bà này rất mực yêu chồng. Chị như quên mình để sống với những oan ức, khổ nạn của chồng.
Trong câu nói của chị Dậu, tình yêu thương và sức mạnh phản kháng như nhập làm một. Ta chỉ có thể cắt nghĩa thấu đáo về sức mạnh phản kháng của chị Dậu khi gắn nó với tình yêu thương chồng hết mực của chị.