Phân tích nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Đề bài: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Con có thương thầy thương u...”-“Tắt đèn”...Ngô Tất Tố, để làm rõ tấm lòng thương con qua diễn biến tâm lí của chị
Tắt đèn là tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật chính nổi bật chính của tác phẩm là chị Dậu, người phụ nữ nông dân với nhiều phẩm chất đáng quý. Đặc biệt qua đoạn trích Con có thương thầy thương thuộc chương X và XI của tiểu thuyết Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã ít chú ý kể sự kiện mà đi sâu diễn tả nỗi niềm bên trong để làm nổi bật tâm lí và tính cách nhân vật. Một trong những nét nổi bật của tính cách ấy là tấm lòng thương con của chị Dậu.
Các sự kiện của hai chương rất đơn giản: văn tự bán con đã đóng triện của lý trưởng, chị Dậu về nhà báo cho cái Tí biết việc nó đã bán rồi dẫn con, dắt chó sang nhà Nghị Quế.
Thương con là đặc điểm nổi bật của trái tim người mẹ, nhưng thương con mà phải bán con để cứu chồng khỏi bị đánh đập hành hạ vì thiếu thuế lúc ốm đau thì chỉ có chị Dậu và tài năng phân tích tâm lí của nhà văn. Thương con, nên mọi việc mua bán đã xong, chị Dậu không nỡ nói ra ngay sự thật về việc cái Tí bị bán. Nhưng càng chậm nói ra sự thật, chị Dậu càng đau đớn. Chương X giống như một cuộc đối thoại ngầm giữa nỗi đau sâu kín của chị với những lời nói, cử chỉ của hai đứa con ngoan, hiếu thảo và rất ngây thơ. Tác giả đã khéo léo làm cho người đọc đau với nỗi đau chị Dậu!
Thẳng Dần vô tâm và ngây thơ, không hiểu rõ cảnh nhà. Nó hỏi mẹ nó đi đâu từ trưa đến giờ, có mua được gạo không, vì sao mẹ về mà không có gạo. Cái Tí sớm chia sẻ lo toan với mẹ. Điều mà nó quan tâm là thầy nó được cởi trói chưa? Vì sao nón của mẹ rách tan tành, tay buộc giẻ. Thấy mẹ không trả lời, nó kể việc nhà: nào là cái Tỉu quấy khóc, nó phải leo đèo cắp em ở sườn để hì hụi rửa khoai, tra nồi xin lựa nhóm bếp, nào là ướt chảy ướt mãi vẫn không cháy cho, thế mà nó vẫn luộc chín nồi khoai. Thẳng Dần vòi vĩnh, quấy nhiễu bao nhiêu, thì cái Tí lại tỏ ra ngoan bây nhiêu. Nó mắng em sa sả, không cho em làm tội mẹ. Nó muốn chia sẻ nỗi đau của mẹ cha. Nó tìm mọi cách làm mẹ vui lòng để vơi bớt nỗi đau. Mẹ về, nó chào mẹ đon đả. Nó kể chuyện nhà bằng giọng hú hí.Nó gọi cái Tỉu bằng cô ả, cô ta. Nó kể chuyện giống như pha trò. Tí ấy hỏi mãi, kể mãi mà mẹ vẫn chẳng nói gì, cái Tí cố làm cho mẹ vui, phải trò chuyện với nó bằng câu hỏi: bảo con có ngoan không?"
Nhưng chị Dậu không trả lời. Thơ thẩn rồi Dậu vẫn không nói gì. Buồn rầu...Sau những câu hỏi, sau câu chuyện con cà, con kê của cái Tí, câu văn trên được láy đi, láy lại giống như một điệp khúc làm nổi bật sự im lặng kéo dài của chị Dậu. Chị Dậu về nhà là để báo cho cái Tí một cái tin rất buồn, rất đau. Chưa hay biết về sự nghiệt ngã đang chờ đợi, cái Tí cố làm cho mẹ được vui, được khuây khỏa. Làm sao có thể nói được với một đứa con như thế, răng nó đã bị mẹ bán đi. Trong sự im lặng của chị Dậu có nỗi đau tê tái hòa lẫn với tình thương con da diết. Đó là nỗi đau chết nửa người của chị Dậu, là tất cả tình thương sâu kín không nói nên lời, không dám làm đau lòng cái Tí với cái tin sét đánh ấy.
Tình huống ngày càng căng thẳng cùng với hàng loạt hành động tiếp theo của chị bưng rổ khoai luộc. Nó bới từ trôn rổ bới lên, gắp những mẩu khoai to xếp đầy hai bát. Nó đạt một bát lên bàn thờ để dành phần cho thầy nó, rồi dặn em không được ăn vén. Tuy mẹ không trả lời, cái Tí cũng đang vui. Dường như chỉ cần có cái ăn, có mẹ, được giúp đỡ mẹ là nó đã vui rồi. Bằng cái dáng bộ vui nhẹ nhàng, nó đặt một bát lên chõng mời mẹ ăn khoai. Thẳng Dần ngồi sán bên cạnh rổ khoai và nuốt nước dãi ừng ực.Cái Tí lật đật chạy đi tìm quạt để quạt cho khoai chóng nguội Khi rổ khoai vừa đi hết khói, hai đứa trẻ xúm Những sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của hai đứa trẻ ngây thơ vô tình lộ ra nãy đến giờ, hình như là những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột Dậu.
Nỗi đau của chị Dậu trào ra thành dòng nước mắt. Càng nhìn chúng nó, càng nước mắt ngắn dài. Cái Tí bắt đầu cảm thấy có một cái gì không bình thường trong sự im lặng kéo dài và những giọt nước mắt của mẹ nó. Nó giục mẹ ăn khoai để có sữa cho em bé bú. Nó bưng bát khoai chìa tận vào mặt mẹ. Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi lại đặt xuống chõng. Thái độ của cái Tí từ chỗ ngạc nhiên, chuyển qua băn khoăn và giò đầy vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt. Kịch tính được đẩy lên đến cao trào khi chị Dậu báo với cái Tí rằng nó chỉ còn được ăn ở nhà với các em bừa cuối cùng này thôi. Chị Dậu vẫn tránh không nói tới chữ bán.
Ngô Tất Tố miêu tả tâm lí vô cùng tinh tế. ông rất am hiểu tâm lí con người, nên không để cho chị Dậu nói ra cái tiếng bán rất tàn bạo ấy. Một người yêu con như chị Dậu không nỡ và cũng không thể nói ra tiếng bán con. Nhà văn để ra tiếng bán phát ra từ miệng cái Tí khiến chị Dậu, và cả chúng ta, những người đọc, càng thêm đau đớn: “Bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp! u để con ở nhà chơi với em con”. Ngô Tất Tố sử dụng rất tài tình các chi tiết ngoại hình miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. Biết có chuyện chẳng lành, nhưng chưa hiểu hết ý câu của mẹ, cái Tí xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: “Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?"Quá bất ngờ khi nghe mẹ nói rằng sẽ phải ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài, cái Tí giẫy nẩy, giống như sét đánh bên tai, nó củ khoai vào rổ và òa lên khóc...
Thương con, đau đến thắt lòng chị Dậu chi thổn thổn, thức thức, không lên được câu gì. Bộ mặt sầu thảm dần dần ngả xuống, đói thẳng với mặt con bé đương bú. Thương con, chị Dậu không nỡ nói ra sự thật về việc cái Tí bị bán. Càng chậm nói, chị càng giữ mãi nỗi đau và sự hồi hộp riêng. Khi sự thật được nói ra, nỗi đau vỡ òa, chị Dậu cố tỏ ra quả quyết, giả câm giả điếc để dẫn con, dắt cho sang nhà Nghị Quế. Càng tỏ ra quả quyết, càng giả điếc giả câm, trái tim chị càng tan nát với nỗi niềm riêng. Chương X và XI được gắn kết với nhau bằng sự diễn biến tâm trạng đầy kịch tính ấy.
Những giọt nước mắt của chị Dậu ở cuối chương trên, tiếng khóc, tiếng nhải của cái Tí và thẳng Dần ở đầu chương này chuẩn bị cho nỗi đau lên đến điểm đỉnh trong tâm trạng chị Dậu. Chị Dậu càng rũ rượi. Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân. Một lúc sau, đứng phắt dậy với dáng điệu quả quyết
- Thôi,phải tội với trời, mẹ chịu!Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!
- Tức thì chị chùi nước mắt và đi làm những đau đớn nhất. Các hành
động đứng phắt dậy, cử chỉ chùi nước mắt biểu hiện ý nghĩ dứt tình thái độ quả quyết cúa chị Dậu. Chị xích con chó cái buộc vào cột nhà, nhốt đàn chó con vào rổ thưa trên có mệt đấy và lạt chẳng chắc chắn. Chị lục quần áo của cái Tí gói lại, phải cho cái Tí bú thêm lúc nữa. Xong xuôi, một tay bưng rổ chó con lên đầu, một tay cầm xích dắt con chó cái, chị giục cái Tí đội nón, cắp lấy gói quần áo để sang bên cụ Nghị. Nhưng chị Dậu càng quả quyết thì cái Tí càng níu kéo, xin van. Sự mâu thuẫn ấy là nỗi đau tan đàn xẻ nghé, là tiếng lòng ai oán nhét của người dân chế độ sưu thuế đương thời.
Chị Dậu cương quyết nhưng phải chứng kiến cảnh cái Tí vừa lau nước mắt, lại mếu, lại giàn giụa nước mắt, chị càng đau đớn. Vừa giục con đội nón, ôm lấy gỏi quần áo để ra đi, chị đã sụt Thấy cái Tí nhếch nhác mếu máo khóc, chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt cố kiếm lời thắm thiết để khuyên con nhưng bản thân chị lại nức nờ. Tâm trạng chị Dậu khép lại bằng một đoạn văn có rất nhiều dư âm: Với những tiếng thổn thức trong đáy tim những giọt nước mắt luôn luôn đọng ở gò má, chị Dậu cố sóng có chết nhũng nhẵng dẫn con chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc, chó vẫn ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm giả điếc mong cho chóng đến nhà cụ Nghị.
Chị Dậu, với lòng thương con trong hoàn cảnh éo le này, là điểm sáng của tác phẩm Tắt đèn. Qua đó, hình ảnh, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám được tô đậm.
Ngô Tất Tố xứng đáng là nhà văn của nông dân. ông am hiểu và cảm thông sâu sắc với đời sống tủi cực của những con người suốt đời cổ cày vai bừa. Bằng tài năng và tấm lòng, ỏng đã thể hiện thấm thiết nỗi đau tan cửa nát nhà, mẹ con, chị em phận lìa do thuế nặng, sưu cao mà những người nông dân đã phải trải qua dưới chế độ thực dân, phong kiến.