Bài cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu- Ngữ văn 12
Cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Qua tác phẩm ta có thể thấy sự cam chịu của người phụ nữ hàng chài, hình ảnh này vô cùng đáng thương, tội nghiệp khi hiện lên dưới ngòi bút của tác giả. Cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa sẽ cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về hình ảnh này.
Cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa
Mở bài cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho những tác phẩm văn học hướng đến giá trị cuộc sống trong thời kỳ đổi mới. Những đứa con tinh thần của ông đều để lại ý nghĩa và ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả như Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh khai thác tinh tế nội tâm nhân vật cùng giọng văn chân thực, gần gũi. Tiêu biểu nhất là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa với cảnh gia đình bi kịch cùng với câu chuyện đáng thương của người đàn bà hàng chài.
Xem thêm:
Tóm tắt chiếc thuyền ngoài xa ngắn nhất
Top 3 mở bài chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
Thân bài cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa
Nghệ sĩ Phùng đã có 2 phát hiện lớn đầy nghịch lý giữa vẻ đẹp ma mị của nghệ thuật và sự trần trụi của cuộc sống thực tế
Phùng vốn là một người có niềm đam mê to lớn với nghệ thuật, trong một lần du ngoạn, anh đã bắt gặp “cảnh đắt trời cho”, một cảnh đẹp khiến tim Phùng “như có gì bóp thắt vào”.
Anh cảm thấy cảnh ấy như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời trung cổ”, tuy “mang nét đơn giản” nhưng “toàn bích”. Đó là một cảnh tượng đẹp đẽ hiếm gặp, khiến người ta mê mẩn, làm cho tâm hồn nghệ thuật của Phùng trỗi dậy mạnh mẽ. Anh bị bối rối trước cảnh đẹp và nhận ra một điều “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
Qua những phân tích trên ta có thể cảm nhận được những cung bậc cảm xúc khác nhau của người nghệ sĩ. Những cung bậc cảm xúc này chỉ xuất hiện hay thay đổi khi bắt gặp cái đẹp vi diệu của thiên nhiên hiếm có trong đời.
Rồi khi chiếc thuyền nhỏ đã tạo điểm nhấn cho bức tranh phong cảnh toàn mỹ ấy tiến vào đất liền, khiến cho Phùng ngạc nhiên đến ngây người vì sự thật quá mức trần trụi đằng sau đó làm đảo lộn hoàn toàn cảm xúc của anh.
Đó chính là hình ảnh một người đàn đàn bà hàng chài “mang vẻ ngoài thô kệch xấu xí, mặt chất chứa đầy sự mệt mỏi bước ra khỏi chiếc thuyền và một lão chồng có tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, còn đôi mắt độc dữ cùng đi ra.”.
Đập vào mắt Phùng là cảnh tượng quá sức gây phẫn nộ khi người chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.
Ấy vậy mà người đàn bà ấy “chỉ biết cam chịu, không kêu van một lời, cũng chẳng chống trả, hay chạy trốn.”.
Cảnh tượng nghịch lý ấy đã khiến người nghệ sĩ với tâm hồn bay bổng như Phùng cũng phải “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu” chỉ biết “đứng há mồm ra mà nhìn”. Lúc này, Phùng đã phát hiện ra thực tế cuộc sống vô cùng khiếm khuyết chứ không như trong những bức ảnh đẹp mang đầy tính hoàn hảo.
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Cảm nhận chiếc thuyền ngoài xa để thấy sự cam chịu của người đàn bà hàng chài
Cảm nhận tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Sự mâu thuẫn trong tâm trạng của người đàn bà hàng chài khiến nghệ sĩ Phùng vừa bất bình vừa phẫn nộ vì khi Chánh án Đẩu đưa ra đề nghị ly hôn với chị thì người đàn ấy vội van xin khẩn thiết “con lạy quý tòa ...đừng bắt con bỏ nó”.
Đối với chị, “người đàn ông ấy bản chất vốn không phải là kẻ vũ phu, tàn bạo và độc ác như vậy, anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của cái cuộc sống đói khổ này thôi. Người chồng cũng là chỗ dựa cho gia đình khi có biển động.”.
Thêm vào đó, chị càng không có khả năng một mình gồng gánh nuôi nấng gần 10 đứa con. Chị sẵn sàng bỏ qua cho ông ấy vì tự an ủi mình rằng có lúc “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.
Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, ta hiểu được cuộc đời chị khổ vì áp lực cuộc sống, chồng của chị thay đổi bản chất vì sự đói khổ bủa vây mà cả chị và anh ta đều nghiễm nhiên trở thành nạn nhân của nó.
Anh nhận ra, ban đầu người ta vốn chỉ nhìn vấn đề qua một sự chủ quan, một chiều vì họ chỉ nghĩ đơn giản rằng “chỉ nghĩ đơn giản rằng, những kẻ đi theo ngụy thì đều là xấu”, thế nên trong đầu anh đã dấy lên câu hỏi nhằm tìm kiếm câu trả lời cho sự khẳng định phiến diện ấy: “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”
Do đó, sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà ấy thì trong tâm tưởng của Phùng cứ như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.
Đồng thời cũng làm nghệ sĩ Phùng nhận ra một điều bên trong cái đẹp toàn vẹn của nghệ thuật là đầy rẫy khuyết điểm và những điều tăm tối trong cuộc sống ngoài đời thực.
Vậy nên Phùng đã rút ra được bài học đáng giá: Không nên chỉ nhìn cuộc sống qua sự đẹp đẽ trong tranh ảnh và sự phiến diện, một chiều, mà để hiểu rõ bản chất thực sự của nó, cần phải tiếp xúc và tìm hiểu thông qua những người trong cuộc rồi mới đưa ra cái nhìn đa diện mà đi đến phán xét cuối cùng cho một vấn đề.
Tấm ảnh đoạt giải của tác giả Phùng và ý nghĩa thực ẩn chứa trong đó
Cảm nhận bài chiếc thuyền ngoài xa
Tấm ảnh của Phùng được mang theo về tòa soạn và được ban biên tập đánh giá rất cao. Cuối cùng nó không những được chọn in trên tấm lịch mà còn được in ra treo ở nhiều nơi, đặc biệt là xuất bản tranh bán cho những gia đình sành nghệ thuật
Thế nhưng mỗi lần đối diện với bức tranh ấy, Phùng vẫn có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau giữa cảnh “hồng hồng của sương mai” đại diện cho nét đẹp hiếm có của nghệ thuật, song song đó là hình ảnh người đàn bà khắc khổ bước ra từ bức tranh ấy, chính là biểu tượng hiện thực cuộc sống hoàn toàn trái ngược.
Người kể chuyện đại diện cho nhân vật Phùng đã tạo nên một câu chuyện mang tính đối lập và sử dụng nghệ thuật trần thuật trong một tình huống mang tính nghịch lý và đầy sự bất ngờ, vô cùng sắc sảo và tinh tế với góc nhìn đa chiều, để phát hiện bản chất thật sự của sự việc ẩn chứa bên trong.
Bên cạnh đó, tác giả đã khéo léo sử dụng 2 trạng thái ngôn ngữ khi ban đầu là những lời văn miêu tả đầy nhã nhặn, phong lưu hữu tình trước một “cảnh đắt trời cho”, hoàn hảo và tuyệt bích không gì bằng, nhưng sau đó lại là những câu thoại hết sức thực tế và gần gũi, sự miêu tả dáng vẻ của con người khắc khổ, cùng với hoàn cảnh sống bạo lực gia đình của họ thông qua giọng điệu đầy sự bất bình của nhân vật Phùng.
Kết bài chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ ràng quan niệm của ông thông qua nhân vật Phùng: Nghệ thuật chân chính không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống. Tác giả đã rất khéo léo dùng những từ ngữ tả cảnh hết sức vi diệu, tao nhã, bên cạnh đó là những đoạn hội thoại chân thực gần gũi, phản ánh chân thực cuộc đời của người đàn bà hàng chài cam chịu, khắc khổ và câu chuyện đầy bi thương của gia đình chị.
Trên đây là bài cảm nhận Chiếc thuyền ngoài xa mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài chi tiết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời của người phụ nữ hàng chài, hiểu hơn về tác phẩm và đạt được kết quả học tập tốt.