Tục ngữ có câu: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Em hãy giải thích và chứng minh câu trên
Tục ngữ có câu: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Em hãy giải thích và chứng minh câu trên.
“Kiên cường,bất khuất, trung hậu, đảm đang” đó là 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam. Từ bao đời nay, trải qua 2 cuộc kháng chiến ác liệt, bao thăng trầm của cuộc sống, người phụ nữ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn. Người phụ nữ luôn giữ được những phẩm chất cao quý “giỏi việc nước đảm việc nhà”. Trong những năm tháng ác liệt của những ngày lịch sử, mồi khi đất nước bị xâm lược,chính lòng yêu nước ấy trở thành tinh thần kiên cường, dũng cảm. Để ca ngợi tinh thần ấy, tục ngữ có câu”
“ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Ta hãy cùng nhau đi giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên.
Lịch sử Việt nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi dựng nước đến nay, dân tộc ta luôn chiến đấu chống giặc xâm lược để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Mỗi khi nhân dân ta vùng lên đánh đuổi kẻ thù, người phụ nữ cung góp phần tích cực trong chiến đấu. Đất nước là của chung, việc giữ gìn đát nước là bổn phận của mọi công dân, không phân biệt già trẻ, nam nữ. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, người phụ nữ không phải chỉ biết chăm lo gia đình, chỉ biết công tác hậu cần mà họ còn cầm súng đánh giặc, biết bao nhiêu gương phụ nữ giết giặc, cầm súng bắn máy bay. Vì nước mất nhà tan, người phụ nữ có thể trở thành nạn nhân của kẻ thù xâm lược. vào thế kỉ XIII, giặc nguyên mông kéo vào thăng long, đã tàn sát dã man nhân dân ta, mà đàn bà, con trẻ chiếm đa số. Hay trong cuộc kháng chiến chống mỹ, khi quân mỹ tàn ác kéo vào làng Sơn Mỹ tỉnh quãng Ngãi, đã tàn sát dã man nhân dân một làng, tất cả như chìm trong biển máu mà chủ yếu là các trẻ em, phụ nữ, đau thương hơn là những đứa trẻ mới chào đời và những người phụ nữ đang mang thai bị cưỡn hiếp rồi chem. Giết tàn nhẫn…Chính vì những sự dã man đó, cùng với nhân dân, người phụ nữ đã đứng lên chống giặc để bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương.
Thực tế trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao gương nữ anh hùng đánh giặc cứu nước. Và lịch sử đã ghi danh những chiến công rực rỡ của các bậc anh thư khởi nghĩa đánh đuổi giặc thù để giải phóng quê hương như Hai Bà Trưng:
Hồng quân nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên Biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh,
Linh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
Hay bà Triệu với:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha
Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại từng ca ngợi những đóng góp quan trọng của người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. họ cùng tham gia đội du kích,dân quân để bảo vệ xóm làng, đấu tranh chính trị:
Vì sao tuổi mẹ đã cao,
Đấu tranh mẹ vẫn đi đầu mẹ ơi.
Rồi những người phụ nữ cùng nam giới cấm súng chiến đấu như tấm gương chị Út Tịch:
Mẹ của sáu con còn nhỏ
Tóc bới cao bõm bẽm nhai trầu
Là chị Út quân thù khiếp sợ
Bụng có mang vẫn cướp bót phá cầu
Và còn biết bao gương nữ anh hùng ghi danh chiến công rực rỡ rồi biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày đêm mỏi mòn trong chờ chồng con ra chiến trường.
Đây là câu nói thể hiện truyền thống yêu nước của Phụ nữ Việt Nam đã được kiểm chứng qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Việc đánh giặc cứu nước đâu phải việc của riêng ai,của riêng giới nào mà là sự nghiệp của toàn dân.trong đó có những đội quân tóc dài là phụ nữ đó,đó là kiểu đánh tỉa tót từng đội nhỏ rồi lấy vũ khí,đâu cũng là chiến trường mà,ai cũng là chiến sĩ cả.
- Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
Dù sau này bị Mã Viện đem quân sang đàn áp, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cùng đội ngũ tướng lĩnh năm Canh Tý (40) đã giành được thắng lợi vang dội, không những tỏ được lòng yêu nước của dân Việt, mà cái vai trò của những kẻ “nâng khăn, sửa gối” cho bọn nam nhi cũng được tôn cao lắm lắm, nên ngay đến các nhà chép sử cũng phải ngợi ca, như Lê Tung trong Việt giám thông khảo tổng luận thì khen Hai Bà “cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu”, còn Đại Việt sử ký toàn thư thì nhận xét: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục”… “Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?”. Trong Việt sử yếu, Thái Hà Diên mậu Hoàng Cao Khải đã làm một bài Đường luật mà ngợi ca rằng:
Hận nước, thù nhà, lẽ chẳng tha,
Anh hùng muôn thuở khách quần thoa.
Khăng khăng một mối tình em chị,
Trìu trĩu hai vai nợ nước nhà.
Thề tuốt gươm vàng trừ nghịch tặc,
Quyết liều vóc ngọc chặn cuồng ba.
Noi gương oanh liệt ngàn thu trước,
Phụ nữ nay ai nối nghiệp Bà?
Sau khi khởi nghĩa thành công, Hai Bà Trưng đã xây dựng nên một chính quyền tự chủ trong thời gian 40 – 43. Dù nền độc lập tồn tại ngắn ngủi, nhưng đó là thời gian dân ta hưởng nền thái bình trước khi lại đương đầu với bọn xâm lược:
Dù thân về miền cực lạc, nhưng uy danh, công lao Hai Bà Trưng thì hậu thế mãi mãi khắc ghi đời đời. Cuộc nổi dậy của Hai Bà cũng là động lực để hậu thế sau này nối tiếp mà vùng lên hòng tranh quyền độc lập, như Sử Nam bốn chữ ghi:
Vua Bà Trưng Trắc,
Muôn thuở một người.
Báo thù độc lập,
Hùng khí rực trời.