Đăng ký

Nêu cảm nghĩ về câu ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ... "

3,320 từ

Ca dao có câu:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Em hãy giải thích câu ca dao trên (có liên hệ với cuộc sống thực của em) và phát biểu cảm nghĩ của em đối với công ơn cha mẹ.

Từ khi bé thơ cho tới khi trưởng thành, công lao của cha mẹ đối với chúng ta là vô cùng to lớn. Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng suốt đời ta không thể trả hết, bởi lẽ: Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
 
"Cha sinh mẹ dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đà phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.
 
Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như mức trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ, nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh của mẹ dành cho con.
 
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: Nuôi con cho được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong”. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: "Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: Chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ; Chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ "hiếu", dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Ví công lao của cha như ngọn núi Thái Sơn một ngọn núi cao nhất của Trung Quốc. Sự so sánh như thế cho ta thấy được công lao của cha không gì so sánh được như ngọn núi Thái Sơn suốt đời vẫn thế vẫn sừng sững đứng dưới nắng mưa trường tồn không bao giờ lay động. Câu thơ còn cho ta thấy mối quan hệ phụ hệ trong quan niệm của người Việt từ xa xưa người đàn ông luôn là trụ cột của gia đình gánh vác tất cả mọi phong ba sóng gió trong gia đình là chỗ dự vững chắc để mọi người trong gia đình tin tưởng dư dẫm vào đó. Sánh với câu thơ đó nghĩa mẹ cũng được so sánh với trong nguồn. Câu thơ thật ý nghĩa biết nhường nào. Tình mẹ đối với chúng ta rộng lớn bao là như nước nguồn vậy.Như chúng ta đã biết nước nguồn là một dòng nước rất trong xanh mát lành khiến con người ta chỉ cần nhìn thấy cũng cảm nhận nó rất đỗi thoải mái sảng khoái. Bên cạnh đó ta cũng có thể hiểu được câu tục ngữ ở đây còn muốn nói dòng sữa mẹ trao cho chúng ta là vô vàn là dạt dào là không bao giờ cạn và nó rất tinh khiết nguyên vẹn tinh khôi như chính tình cảm của mẹ dành cho chúng ta vậy.

Công cha to lớn như thế ví cả đời cha gắn với đồng ruộng gắn với bao gian nan vất vả của cuộc đời.Có mào đâu một lời than phiền cha vẫn chỉ lặng yên không nói cha mệt không cằn nhằn một lời khó nhọc.Cả cuộc đời cha dường như chỉ có hai tiếng công việc và con cái. Cha không hay tâm sự cha không nói nhiều thế nên mỗi lời cha nói ra khiến mỗi chúng ta cần trân trọng và ghi nhớ suốt cuộc đời này. Nghĩa mẹ cũng muôn phần to lớn khi mẹ mang thai chín tháng mười ngày ,khi đó mấy ai hiểu được sự vất vả khi mang một đứa bé trong bụng rồi đi làm lụng vất vả sẽ khó nhọc biết nhường nào mẹ chăm lo chăm sóc chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ cho cha yên tâm làm việc.Mẹ chăm sóc chúng ta từng bước đi khi chập chững vào đời đến khi mẹ khuất bóng. Tình cảm ấy liệu biển cả đã đo được. Bên cạnh đó ta cũng thấy câu tục ngữ đúng nhưng có phần chưa đủ.Ngọn núi Thái Sơn kia theo năm tháng sẽ bị bào mòn ,dòng suối trong vắt kia cũng có thể cạn có khi vơi có khi đầy. Nhưng tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta nào đâu có phai dần theo năm tháng nào đâu có cạn dần theo thòi gian theo thời tiết?Tình cảm ấy vẫn cứ trường tồn vẫn mãnh liệt vẫn bao la rộng lớn xiết bao.Vậy còn có gì so sánh được với tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta đây.Điều đó cho chúng ta thấy tình cảm cha mẹ là thiêng liêng rộng lớn bao là không bao giờ thay đổi không những nó không phai nhòa theo năm tháng và thậm chí càng ngàng nó càng soi rọi tỏa sáng và ngày càng trường tồn vĩnh viễn.

Công lao của cha mẹ thật to lớn thật vô tận xiết bao vì vậy ta phải luôn luôn ghi nhớ thờ kình phụng dưỡng cha mẹ vì cha mẹ đã tuổi gài sức yếu.Cha mẹ đã sinh ra ta cưu mang ta cho ta cái ăn cái mặc cho at một cuộc sống như ngày hôm nay vì vậy ta phải biết ơn giữ chữ hiếu Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thủy chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.Còn gì là đau buồn hơn khi trong xã hội ngày nay đồng tiền chi phối mọi thứ tình cảm trong xã hội,con người không còn coi trọng những tình cảm đạo đức được coi là chuẩn mực đạo đức của nhân dân ta của dân tộc ta từ bao đời nay.Ta không khỏi cầm được nước mắt khi biết dược những vụ con giết mẹ giết cha để giành giật tài sản.Những kẻ như thế khiến tôi không thể không đặt câu hỏi rằng họ được sinh ra trên đời để làm gì.Còn những người không yêu thương hay ghét bỏ bố mẹ cũng khiến chúng ta cần chê trách .Thử hỏi những kẻ đó không yêu thương được cha mẹ mình không yêu thương được những người sinh ra mình chăm sóc cho mình thì liệu có thể yêu thương được ai trên đời này được nữa
Chúng ta được sinh ra trên đời này là do ơn sinh thành ơn dưỡng dục của cha mẹ vì thế phải biết sống sao cho xứng đáng cho phải đọa với công lao to lớn ấy.Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

shoppe